Kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội Khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp

       Ngày 26/5/2016, Ủy ban Bầu cử tỉnh Bình Thuận ban hành Báo cáo số 147/BC-UBBC về kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021, Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo trinh ủy trích đăng một số nội dung chính sau:

       I. Kết quả bầu cử

       1. Quốc hội

       Đã bầu đủ 07/07 đại biểu được ấn định, đảm bảo thành phần, cơ cấu theo định hướng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Công văn số 1047/UBTVQH13-CTĐB ngày 22/2/2016, cụ thể:

       - 03/03 đại biểu do Trung ương giới thiệu đều trúng cử;

       - 04/10 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương trúng cử; trong đó:

       + 01 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh;

       + 01 đại biểu chuyên trách;

       + 01 đại biểu Mặt trận;

       + 01 đại biểu thuộc lĩnh vực giao thông vận tải;

       + 01 đại biểu là người dân tộc Chăm;

       + 02 đại biểu là nữ;

       + 01 đại biểu tái cử.

       - Trình độ đào tạo (tính chung 7 đại biểu):

       + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 02 đại biểu có trình độ Tiến sỹ, chiếm tỷ lệ 28,57%; 02 đại biểu có trình độ Thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 28,57%; 03 đại biểu có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ 42,86%.

       + Trình độ Lý luận chính trị: 02 đại biểu có trình độ Cử nhân, chiếm tỷ lệ 28,57%; 05 đại biểu có trình độ Cao cấp, chiếm tỷ lệ 71,43%.

       2. Đại biểu HĐND tỉnh

       Đã bầu đủ 54 đại biểu/54 đại biểu được ấn định, đảm bảo số lượng, cơ cấu, thành phần theo Thông báo số 04/TB-HĐND ngày 05/02/2016 của Thường trực HĐND tỉnh, cụ thể:

       a) Về cơ cấu

       - 07 đại biểu khối Đảng, chiếm tỷ lệ 12,97%. Đảm bảo theo dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 08 đại biểu đang công tác tại cơ quan chuyên trách HĐND tỉnh, chiếm tỷ lệ 14,82%. Đảm bảo theo dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 09 đại biểu khối quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 16,67%. Tăng 02 đại biểu so với dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 06 đại biểu khối Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, chiếm tỷ lệ 11,11%. Giảm 01 đại biểu so với dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh.

       - 03 đại biểu khối lực lượng vũ trang, chiếm tỷ lệ 5,55%. Đảm bảo theo dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 02 đại biểu khối cơ quan Tư pháp, chiếm tỷ lệ 3,7%. Đảm bảo theo dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 02 đại biểu khối các nhà khoa học, tri thức, văn nghệ sỹ, chiếm tỷ lệ 3,70%. Giảm 01 đại biểu so với dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 04 đại biểu khối hiệp hội, nghiệp đoàn, chiếm tỷ lệ 7,41%. Tăng 01 đại biểu so với dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 13 đại biểu khối huyện, thị xã, thành phố, chiếm tỷ lệ 24,07%. Tăng 02 đại biểu so với dự kiến của Thường trực HĐND tỉnh.    

       b) Về cơ cấu kết hợp

       - 02 đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 3,70%. Đảm bảo theo dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 02 đại biểu đại diện tôn giáo, chiếm tỷ lệ 3,7%. Đảm bảo theo dự kiến cơ cấu của Thường trực HĐND tỉnh;

       - 17 đại biểu tái cử, chiếm tỷ lệ 31,48%. Cao hơn dự kiến của Thường trực HĐND tỉnh 1,48%;

       - 15 đại biểu là phụ nữ, chiếm tỷ lệ 27,78%; 

       - 03 đại biểu là người ngoài Đảng, chiếm tỷ lệ 5,55%;

       - 01 đại biểu là người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) chiếm tỷ lệ 1,85%. 

       c) Về trình độ đào tạo

       - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

       + 01 đại biểu có trình độ Tiến sỹ, chiếm tỷ lệ 1,85%;

       + 16 đại biểu có trình độ Thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 29,63%;

       + 36 đại biểu có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ 66,67%;

       - Trình độ Lý luận chính trị:

       + 15 đại biểu có trình độ Cử nhân, chiếm tỷ lệ 27,78%;

       + 31 đại biểu có trình độ Cao cấp, chiếm tỷ lệ 57,41%;

       + 02 đại biểu có trình độ Trung cấp, chiếm tỷ lệ 3,71%;

       + 03 đại biểu có trình độ Sơ cấp, chiếm tỷ lệ 5,55%;

       + 01 đại biểu đang học Cao cấp, chiếm tỷ lệ 1,85%;

       + 02 đại biểu chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 3,71%.

       3. Đại biểu HĐND cấp huyện

       a) 10 huyện, thị xã, thành phố đã bầu được 372 đại biểu/375 đại biểu được ấn định, thiếu 03 đại biểu: Huyện Bắc Bình thiếu 01 đại biểu (tại Đơn vị bầu cử số 3 xã Sông Bình và xã Sông Lũy, có 07 Ứng cử viên, được bầu 04 đại biểu nhưng chỉ bầu được 03 đại biểu); huyện Hàm Thuận Bắc thiếu 01 đại biểu (tại Đơn vị bầu cử số 4 xã Hàm Phú và xã Thuận Minh có 07 Ứng cử viên, được bầu 04 đại biểu nhưng chỉ bầu được 03 đại biểu); huyện Đức Linh thiếu 01 đại biểu (tại Đơn vị bầu cử số 7 thị trấn Đức Tài có 05 Ứng cử viên được bầu 03 đại biểu nhưng chỉ bầu được 02 đại biểu).

       b) Theo báo cáo sơ bộ, có 18 trường hợp người được giới thiệu ứng cử là Huyện, Thị, Thành ủy viên nhưng không trúng cử, gồm:

       - Huyện Bắc Bình có 2 trường hợp;

       - Huyện Đức Linh có 02 trường hợp;

       - Thành phố Phan Thiết có 01 trường hợp;

       - Huyện Hàm Thuận Nam có 06 trường hợp;

       - Huyện Hàm Tân có 03 trường hợp;

       - Thị xã La Gi có 02 trường hợp;

       - Huyện Hàm Thuận Bắc có 02 trường hợp.

       c) Sau cuộc bầu cử, không có địa phương nào phải bầu thêm đại biểu HĐND cấp huyện vì số đại biểu trúng cử tại mỗi đơn vị bầu cử đảm bảo theo quy định của luật. Hiện nay các địa phương đang tổng hợp kết quả bầu cử để báo cáo về Ủy ban bầu cử tỉnh.

       4. Đại biểu HĐND cấp xã

       a) Tại 127 xã, phường, thị trấn đã bầu được 3.553 đại biểu/3.597 đại biểu được ấn định, thiếu 44 đại biểu, trong đó: Huyện Tuy Phong thiếu 01 đại biểu tại xã Phú Lạc, huyện Bắc Bình thiếu 09 đại biểu (Chợ lầu, Phan Hòa, Sông Bình, Hồng Phong, Phan Thanh, Phan Hiệp), huyện Hàm Thuận Bắc thiếu 04 đại biểu (Đa Mi, Hàm Thắng, Đông Giang), thành phố Phan Thiết thiếu 04 đại biểu (Thiện Nghiệp, Phú Hài, Thanh Hải, Phong Nẫm), huyện Hàm Thuận Nam thiếu 04 đại biểu (Tân Lập, Thuận Quý), huyện Hàm Tân thiếu 11 đại biểu (Thắng Hải, Tân Xuân, Sơn Mỹ, Sông Phan, Tân Hà), thị xã La Gi thiếu 01 đại biểu (Tân An), huyện Đức Linh thiếu 06 đại biểu (Đông Hà, Trà Tân, Nam Chính, Vũ Hòa, Sùng Nhơn, Đa Kai), huyện Tánh Linh thiếu 02 đại biểu (Măng Tố, Đức Bình).

       b) Có 04 địa phương phải tổ chức bầu thêm đại biểu HĐND cấp xã (vì số đại biểu được bầu chưa đủ hai phần ba số lượng đại biểu đã ấn định cho đơn vị bầu cử), gồm:

        - Huyện Hàm Tân có 02 xã: Xã Tân Xuân bầu thêm đại biểu HĐND xã tại Đơn vị bầu cử số 6 thôn Láng Gòn (Có 07 Ứng cử viên, được bầu 04 đại biểu nhưng chỉ bầu được 01 đại biểu); xã Tân Hà bầu thêm đại biểu HĐND xã tại Đơn vị bầu cử số 5 thôn Đông Hòa (Có 07 Ứng cử viên, được bầu 04 đại biểu nhưng chỉ bầu được 02 đại biểu). Dự kiến việc bầu thêm được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 05/6/2016.

       - Xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc bầu thêm đại biểu HĐND xã tại Đơn vị bầu cử số 4 thôn Đa Kim (Có 07 Ứng cử viên, được bầu 04 đại biểu nhưng chỉ bầu được 02 đại biểu). Dự kiến việc bầu thêm được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 05/6/2016.

       - Phường Tân An, thị xã La Gi tổ chức bầu thêm đại biểu HĐND phường tại Đơn vị bầu cử số 9 khu phố 9 (Có 03 Ứng cử viên, được bầu 02 đại biểu nhưng chỉ bầu được 01 đại biểu). Dự kiến việc bầu thêm được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 05/6/2016.

       c) Theo báo cáo sơ bộ, có 12 trường hợp người được giới thiệu ứng cử là cán bộ chủ chốt cấp xã nhưng không trúng cử, gồm:

       - Huyện Bắc Bình có 04 trường hợp;

       - Thành phố Phan Thiết có 05 trường hợp;

       - Huyện Hàm Thuận Nam có 01 trường hợp;

       - Huyện Đức Linh có 01 trường hợp;

       - Huyện Tánh Linh có 01 trường hợp.

       d) Các xã, phường, thị trấn còn lại không tổ chức bầu thêm vì số đại biểu trúng cử tại mỗi đơn vị bầu cử đảm bảo theo quy định của luật. Hiện nay các địa phương đang tổng hợp kết quả bầu cử để báo cáo về Ủy ban bầu cử cấp huyện.

      


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ