Thành phố Phan Thiết với công tác khuyến học, khuyến tài

       Từ khi thành lập đến nay, Hội khuyến học thành phố Phan Thiết đã tiến hành Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2014-2019. Hiện nay, Ban Chấp hành Hội khuyến học thành phố có 15 người, Ban Thường vụ Hội có 05 người, có 01 Chủ tịch chuyên trách, 01 Phó Chủ tịch chuyên trách và 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm.

       Tổng số tổ chức Hội đang quản lý tính đến cuối năm 2016 là: 265 cơ sở. Trong đó, cơ sở trực thuộc Hội khuyến học thành phố quản lý: 68 (Phường, xã: 18; trường THPT: 6; Cơ quan: 40; Hội đồng hương: 04); Cơ sở thuộc Hội phường, xã quản lý: 214 cơ sở (Khu phố thôn: 131; cơ quan: 18; trường THCS, mẫu giáo, nhà trẻ: 61; Dòng họ: 03; nhà chùa: 01). Tổng số hội viên Hội khuyến học hiện Hội đang quản lý là: 20. 656 hội viên. Trong đó: Hội viên khối các phường, xã: 17.559 hội viên; hội viên khối các cơ quan, phòng, ban, trường THPT, hội đồng hương: 3.097  hội viên.

       Trong những năm qua, Hội khuyến học từ thành phố đến cơ sở đã tập trung tuyên truyền vận động phát triển tổ chức Hội và hội viên, nhờ đó tổ chức hội và hội viên không ngừng tăng lên, mạng lưới tổ chức hội đã phủ kín ở địa bàn dân cư, trường học, một số cơ quan, ban ngành. Công tác phát triển hội viên luôn được các cấp hội quan tâm tuyên truyền vận động kết nạp vào tổ chức hội hàng năm đều tăng dần. Công tác tổ chức cán bộ ở các cấp hội luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn, nhất là sau khi có chủ trương của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân công Chủ tịch Hội khuyến học các xã, phường là cán bộ chuyên trách.

        Đến nay, từ thành phố đến các phường, xã đã đủ cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến học. Nhiều phường, xã cán bộ năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp khuyến học và hoạt động ngày càng có hiệu quả thiết thực. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác khuyến học luôn được quan tâm. Thời gian qua, Hội khuyến học thành phố đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho gần 500 lượt cán bộ hội viên tham gia. Ngoài ra, các tổ chức Hội ở cơ sở cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách ở trường học, lớp tập huấn cho Thường trực Hội Khuyến học phường, xã, phòng ban. Có địa phương mở lớp cho cán bộ làm công tác ở phường xã, thôn, khu phố.

        Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật như đã nêu trên, vẫn còn những khuyết điểm hạn chế mà nổi rõ nhất là: Tổ chức hội chưa được phủ kín ở các cơ quan, ban, ngành; hoạt động của một số tổ chức Hội còn yếu, hiệu quả thấp, công tác phát triển hội viên nhìn chung là còn thấp đồng thời cũng chưa đều khắp ở các phường, xã; có phường phát triển đạt khá cao nhưng cũng có phường, xã không phát triển được hội viên;  quản lý hội viên còn lỏng lẻo. Hoạt động khuyến học ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhìn chung chủ yếu theo “thời vụ”.

       Xác định nội dung, phương thức hoạt động của công tác khuyến học, khuyến tài chủ yếu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động toàn dân tích cực hỗ trợ, khuyến khích chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập; từ đó, trong những năm qua thành phố đã chỉ đạo Hội khuyến học chủ động phối hợp với các Ban, Ngành, Mặt trận và các đoàn thể, bằng nhiều hình thức sinh hoạt, lồng ghép phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập như tuyên truyền Chỉ thị 50-CT/TW ; Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Chỉ thị 29/TTg của Thủ tướng Chính phủ” về việc phát huy vai trò của hội khuyến học trong phát triển sự nghiệp giáo dục”...

       Ngoài ra, động viên cán bộ, hội viên tham gia các đợt sinh hoạt, học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia sinh hoạt các ngày lễ, ngày kỷ niệm của dân tộc, ngày thành lập hội... qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của nhiều cơ quan, đơn vị, của các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, góp phần xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội khuyến học ngày càng lớn mạnh.

       Thông qua công tác tuyên truyền vận động, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã nhận thức được việc xây dựng xã hội học tập là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước nhà, từ đó nhiều hoạt động thiết thực như ủng hộ tiền, phương tiện học tập... giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhiều em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã nỗ lực vươn lên trong học tập góp phần duy trì sĩ số học sinh ở các cấp, hạ thấp dần số học sinh bỏ học giữa chừng. Tổng vận động quỹ khuyến học, khuyến tài trong 10 năm qua trên 27 tỷ đồng, qua đó đã trao hàng ngàn suất học bổng, hỗ trợ hàng chục ngàn học sinh nghèo vượt khó học tập tốt./.


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ