Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng có những khuyết điểm, sai lầm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào Đảng ta cũng dũng cảm, dám công khai thừa nhận những thiếu sót, khuyết điểm của mình trước Nhân dân để khắc phục sữa chữa, khuyết điểm, yếu kém và vươn lên xứng tầm mong đợi của Nhân dân, nhất là trong tình hình mới. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) là một trong những minh chứng cho sự dũng cảm, công khai thừa nhận để tiếp tục xây dựng chính đốn đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân.
Trước hết, nhận thức tầm quan trọng và những hạn chế trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong cương lĩnh và các văn kiện của Đảng từ khi thành lập cho đến nay. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng lần này đã chỉ ra những vấn đề trọng tâm, trọng điểm về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong đợi của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; thể hiện sự nghiêm túc, với ý chí, quyết tâm và khát vọng của toàn Đảng, nhằm tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, phù hợp với quy luật khách quan, đây là yếu tố tiên quyết để Đảng lãnh đạo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Nhân dân giao phó. Thời gian qua có nơi, có lúc đã xuất hiện sự chủ quan, duy ý chí; hoặc mơ hồ, hoài nghi, mất cảnh giác, xem nhẹ vai trò lãnh đạo và tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Một số nơi có khuyết điểm kéo dài, chậm được khắc phục; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân hoặc có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về mục tiêu, lý tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng; vi phạm nguyên tắc của Đảng... là nguy cơ lớn nhất đối với một Đảng cầm quyền, nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa đáp ứng yêu cầu; nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn một số yếu kém; nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái; thực Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ còn xảy ở một số nơi làm ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nguy hiểm, có thể dẫn tới tiếp tay, cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cán bộ, đảng viên phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc những biểu hiện suy thoái ở từng khía cạnh cụ thể để thấy rõ được hạn chế, yếu kém, dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khuyết điểm nhằm không ngừng củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tập trung khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Với quyết tâm chính trị cao, kiên quyết, kiên trì thực hiện; tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất trong Đảng từ Trung ương đến địa phương. Giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương; đề cao ý thức thượng tôn pháp luật; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử xấu...
Từ nhận thức, mỗi cán bộ, đảng viên đã thấy nhiều nguyên nhân yếu kém, trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu là do bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu gương mẫu; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm, cơ chế kiểm soát quyền lực chậm hoàn thiện và nhiều sơ hở; công tác cán bộ và quản lý cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập. Việc chỉ ra 27 dấu hiệu, biếu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; về đạo đức, lối sổng; về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có hệ thống, để từng cán bộ, đảng viên liên hệ, tự soi mình, làm cơ sở góp ý cho người khác và làm căn cứ để xử lý đối với những tập thể, cá nhân vi phạm, trong đó biểu hiện sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, xa dân vô cảm trước những khó khăn bức xúc, thậm chí cả tội ác.
Nghị quyết đã có, điều quan trọng lúc này là hành động theo nghị quyết. Đảng đã chỉ ra những việc cấp bách, phải làm ngay và phân công cụ thể cho các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tư diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đề ra cơ chế kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước, công khai và xử lý nghiêm những sai phạm, tăng thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường giám sát của Nhân dân, phát huy vai trò của báo chí và các cơ quan truyền thông; tinh thần nghị quyết là phải hành động, thiết thực, hiệu quả, tránh nói nhiều, làm ít. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ phải nêu gương trong hoạt động công tác, sinh hoạt, đạo đức và lối sống; thông tin, công khai minh bạch những vấn đề có liên quan đến nội bộ, không để tình trạng nhiễu thông tin, suy diễn, bóp méo vì mục đích xấu...ảnh hưởng đến niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân để nắm bắt, hiếu rõ chủ trương của Đảng, tích cực tham gia giám sát, góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên; kịp thời phản ánh những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho tổ chức Đảng các cấp; đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; quan tâm xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để nâng cao chất lượng tuyên truyền, định hướng dư luận...
Quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện nghị quyết; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức, có quyền, các lĩnh vực nhạy cảm, có điều kiện nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, để phòng ngừa, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các sai phạm; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, có chế tài xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.
Mỗi cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan phải nắm chắc các nội dung cơ bản Chương trình hành động của Tỉnh ủy, phát huy vai trò trách nhiệm đối với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan và nhiệm vụ của cá nhân được giao. Trong quá trình triển khai, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, có biểu dương, khen thưởng, đồng thời nghiêm khắc phê bình với những khuyết điểm thiếu sót.
Xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về góy ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; thực hiện tốt phản biện xã hội; lắng nghe ý kiến của quần chúng Nhân dân, nhất là trong nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên; phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở; thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực được giao; nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, chi bộ.
Mỗi cơ quan, cán bộ, đảng viên đoàn kết, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, lợi ích nhóm; thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; làm trong sạch nội bộ. Chống tự phê bình và phê bình hình thức và vi phạm dân chủ; chọn những vấn đề cụ thể, bức xúc nổi lên để tập trung chỉ đạo giải quyết.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; phát huy tính năng động và nâng cao chất lượng công việc. Đưa 27 biểu hiện “tự chuyển biến”, “ tự chuyển hóa” vào sinh hoạt chi bộ định kỳ để đảng viên ghi nhớ.
Rà soát và có biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xử lý, miễn nhiệm, thay thế... những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đưa ra khỏi tổ chức những công chức, viên chức đã tuyển dụng, đề bạt không đảm bảo về tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình,... và những trường hợp bổ nhiệm người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó với dân, trù dập cán bộ dám nói thẳng sự thật; tăng cường tốt hơn về kỷ luật công vụ; giữ nghiêm nền nếp và coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất và uy tín để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xây dựng cơ chế giám sát của Nhân dân; kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực thi quyền lực; phát hiện ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng quyền lực, trách nhiệm được giao để tham nhũng, trục lợi trù dập cán bộ. Có cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền được bố trí vào những vị trí dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm trong học tập, quán triệt nghị quyết của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện cam kết rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình, đấu tranh xây dựng nội bộ, khắc phục kịp thời tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Tập trung giải đến nơi, đến chốn các vấn đề tồn đọng, bức xúc, nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, đảng viên nói đi đôi với làm; cần phối hợp tốt nhằm tạo sự đồng bộ và hiệu quả cao. Thực hiện tốt các giải pháp trên là góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/TW về xây dựng chỉnh đốn Đảng./.