La Dạ có nhiều cá nhân xuất sắc trong sản xuất kinh doanh giỏi

       La Dạ (Hàm Thuận Bắc) là xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn; Song, trên địa bàn xã vẫn có nhiều cá nhân xuất sắc trong sản xuất kinh doanh giỏi.

       Ông Bờ Đan Vương - Bí thư Đảng ủy xã La Dạ, cho biết: “Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho địa phương, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, trường học, điện…), cấp đất sản xuất, tạo điều kiện giúp đời sống bà con được nâng lên, hộ nghèo giảm, hộ đói không còn. Tuy nhiên, bà con sống chủ yếu bằng nghề nông, phụ thuộc vào thời tiết, vẫn thiếu nước sinh hoạt, trình độ dân trí, văn hoá còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ được đầu tư, đào tạo, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, tư duy, tập quán sản xuất của bà con còn chậm. Kinh nghiệm trong làm ăn kinh tế không nhiều, thiếu tính toán, tích luỹ… Một bộ phận còn mang tâm lý ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước...Toàn xã có 869 hộ, 3.584 nhân khẩu, thì có đến 286 hộ nghèo (32,9%), 183 hộ cận nghèo (21%)”.

       * Ông Bờ Đam Thép, thường trú tại thôn 2 xã La Dạ: Bản thân là một bệnh binh, sau khi hòa bình lập lại, ông bắt tay vào sản xuất. Sống trên địa bàn xã không ít khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng với tình thần một người lính, ông không đầu hàng trước những khó khăn thử thách, ông hăng hái tham gia vào công tác sản xuất. Từ việc khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất đến nay ông đã trồng và chăm sóc 1 ha điều đã cho thu hoạch, sản lượng thu hoạch hàng năm 1,2 tấn. Tiếp tục chăm sóc 1.2 ha cây cao su, chuẩn bị cho thu hoạch, 1,7 ha cây keo lá chàm được 3 năm tuổi. Ông tích cực tham gia thực hiện các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2015 thực hiện mô hình chụối già lùn của Sở Khoa học - Công nghệ, ông tích cực tham gia và nhân rộng mô hình, tính đến nay ông trồng 1,2 ha chuối già lùn, thu hoạch mỗi năm 7,5 tấn, giá giao động từ 4 - 6 ngàn đồng/kg.

       Bên cạnh trồng trọt, ông tích cực chăn nuôi các con nuôi lợi thế của địa phương: ông nuôi 06 con bò, 02 con heo đen và thực hiện chăm sóc theo kỹ thuật chăn nuôi. Hàng năng tổng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi của gia đình ông lên đến 300 triệu đồng. Ngoài sản xuất giỏi, ông còn vận động bà con tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, ông là người có tiếng nói quan trọng trong bản, 5 năm qua ông vẫn giữ vững danh hiệu: người uy tín trong cộng đồng, được Ban Dân tộc tỉnh công nhận, ông còn tích cực giúp đỡ bà con phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

       * Ông Xim Bổn: cũng là thành viên hội Cựu chiến binh xã, là bệnh binh, ông không chịu lùi bước trước những khó khăn. Cũng nhờ khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất và sự quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đến nay ông đã trồng và chăm sóc 3 ha điều đã cho thu hoạch, sản lượng hàng năm 3 tấn, nhầm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, ông khai hoang đất rẫy và tự trồng 2 sào lúa, tiếp tục chăm sóc 3,2 ha cây cao su, trong đó 2 ha đã cho thu hoạch, sản lựợng thu hoạch hàng năm 1,5 tấn mủ, số diện tích cao su chưa cho thu hoạch, ông trồng xen cây bắp, cây mì, thu hoạch hàng năm cũng được 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông nuôi 7 con trâu, 03 con bò, 2 con dê, 3 con heo nái, tổng đàn gà vịt gần  50 con.

       Nhờ từ mô hình chăn nuôi sản xuất, ông vươn lên làm giàu, xây dựng nhà kiên cố, kinh tế phát triển, đời sống ấm no, không còn thiếu thốn như trước. Ông thường xuyên gíup đỡ bà con phát triển sản xuất, đem lại hiệu quá kinh tế cao. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông lên tới 350 triệu đồng.


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ