- UBND thành phố Phan Thiết: 34.332.750.000 đ
- UBND huyện Tuy Phong: 31.497.000.000 đ
- UBND huyện Bắc Bình: 24.963.750.000 đ
- UBND huyện Hàm Thuận Bắc: 39.056.250.000 đ
- UBND huyện Hàm Thuận Nam: 19.475.250.000 đ
- UBND huyện Hàm Tân: 15.775.500.000 đ
- UBND thị xã La Gi: 18.085.500.000 đ
- UBND huyện Tánh Linh: 28.293.000.000 đ
- UBND huyện Đức Linh: 27.153.000.000 đ
- UBND huyện Phú Quý: 4.247.250.000 đ
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 207.554.400.000. Trong đó: Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp: 12.000.000 đ
Về phương thức cấp kinh phí:
- Cấp kinh phí cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện ủy quyền chi trả theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Cấp kinh phí cho ngân sách cấp huyện để cấp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chi trả đối với: Hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; hộ kinh doanh cá thể.
- Cấp kinh phí cho ngân sách cấp huyện để cấp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ phương thức cấp kinh phí, phương thức chi trả theo phân công, phân cấp tại Quyết định này. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể của tỉnh phối hợp các Sở, ngành tổ chức thành lập Ban giám sát các cấp để giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.