Đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào cuộc sống : xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

       Xây dựng Đảng về chính trị là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên. Tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả tự phê bình và phê bình, trong các kỳ họp của cấp ủy các cấp, xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, vai trò giám sát của nhân dân.

       Muốn vậy, Đảng phải tự đổi mới, đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận trên các phương diện về nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tựu diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trước hết trong mỗi cấp ủy. Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; cơ quan triển khai, thi hành các chủ trương của Đảng; đầu tư cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; cán bộ chỉ đạo, điều hành; nâng cao chât lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luân, đáp ứng yêu cầu mới; làm tốt việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

       Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dung; phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức trở thành một nội dung quan trọng trong mục tiêu xây dựng Đảng: “xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Kiên quyết đấu tranh các biểu hiện quan liêu, tệ tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”. Xây dựng và thực hiện tốt các quy định của Đảng để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, lề lối làm việc, công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, đảng viên, người đứng đầu; giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận TQVN, các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

       Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị, trước hết hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức, các cơ quan để hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; quản lý thống nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị. Tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với nâng cao chất lượng và hiệu qủa  hoạt động của các cơ quan Đảng; nâng cao chất lượng đảng viên; củng cố và kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Nâng cao chất lượng việc kết nạp đảng viên theo đúng quy định, nguyên tắc của Đảng, tránh hình thức, chạy theo số lượng.

       Một nội dung không thể thiếu trong công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh đó là đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trước hết đổi mới phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ…để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tâp trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đủ năng lực, trình độ, trí tuệ, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ được giao; có cơ chế chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài trong các cơ quan, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu ở các cấp.

       Các tổ chức đảng phải không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các quy định của Đảng; bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới những quy định để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Đồng thời, tăng thẩm quyền kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cho ủy ban kiểm tra Đảng các cấp.

       Tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân là tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. Đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý và giám sát, tạo mối quan hệ máu thịt với nhân dân.

       Đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng là tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiện cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền; cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về nhũng quyết định của mình. Quy định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của cấp ủy các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Xây dựng các nghị quyết phải thiết thực, ngắn gọn, khả thi; phải tính đến cân đối các nguồn lực và điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả; phân công rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, thời gian hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp được ghi trong nghị quyết. Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế-xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo việc bố trí cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện của đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tham mưu kinh tế-xã hội ở các cấp, các ngành.

       Với những quyết tâm đổi mới trên sẽ làm cho Đảng ta ngày càng thật sự trong sạch vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và gắn bó máu thịt với nhân dân.


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ