Các tập sách lịch sử đã xuất bản tăng lên về số lượng; chất lượng biên soạn cơ bản đảm bảo tính Đảng, tính khoa học; thể hiện rõ nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đơn vị, góp phần làm rõ thêm lịch sử của Đảng bộ tỉnh, lịch sử các ngành. Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống tiếp tục được đẩy mạnh trên địa bàn toàn tỉnh. Hiệu quả, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, phát hành, phổ biến, tuyên truyền lịch sử truyền thống, lịch sử địa phương trong các trường học bước đầu có chuyển biến tích cực.
Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương được nâng lên một bước, là động lực tinh thần góp phần cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nổ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy đảng địa phương, của nhiều ngành về lịch sử địa phương, lịch sử truyền thống còn nhiều hạn chế; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa tập trung; chưa thật sự quan tâm tháo gỡ kịp thời; chưa đôn đốc thực hiện theo kế hoạch đề ra, chỉ đạo hoạt động khó khăn; kinh phí biên soạn, xuất bản gặp khó khăn; nhân chúng, tư liệu, tài liệu, nghiệp vụ còn thiếu và lúng túng. Tiến dộ biên soạn chậm; có xã danh hiệu Anh hùng biên soạn chậm (Hàm Liêm); một số xã danh hiệu Anh hùng chưa biên soạn như (Đông Giang, La Dạ); tăng cường chế độ trách nhiệm để khắc phục khó khăn còn chậm. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 37 của Tỉnh ủy có một số khó khăn. Biên tập, biên soạn, xuất bản, phổ biến, tuyên truyền lịch sử truyền thống, lịch sử địa phương chưa được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tháo gỡ, khắc phục khó khăn chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ biên soạn lịch sử chưa được kiện toàn, thay đổi tthường xuyên, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ, thiếu tâm huyết, thiếu chủ động.
Đội ngũ cán bộ viết sử có vai trò quan trọng, nhưng chủ yếu dựa vào hợp đồng những cán bộ đã nghỉ hưu, có nhiệt tình, có kinh nghiệm nhưng kỹ năng nghiên cứu, nghiệp vụ biên soạn, khai thác và sử dụng tư liệu, biên tập, biên soạn còn nhiều hạn chế bất cập.
Tài liệu, tư liệu hạn chế; việc khai thác tư liệu rất khó khăn; chưa có chủ trương chung thống nhất; việc số hóa tư liệu chậm; nhân chứng sống giảm nhanh chóng. Các địa phương, ngành, cơ quan đơn vị dựa vào thực lực của mình tiến hành biên soạn nên thời gian không thống nhất.
Chất lượng biên soạn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung thể hiện chưa rõ nét, chưa đầy đủ, còn nhiều sai sót, giá trị thực tiễn thấp, chưa được quán triệt, chấn chỉnh kịp thời.
Kinh phí hỗ trợ biên soạn giữa các địa phương trong tỉnh mang tính bình quân, chưa có quy định chuẩn; thanh quyết toán giữa thực tế và mức phân bổ chưa rõ; cách thức quyết toán, nội dung quyết toán, thanh toán không thống nhất, còn nhiều khó khăn và chưa đúng quy trình; các cấp ủy, chính quyền chưa tháo gỡ căn bản cho việc biên soạn lịch sử.
Hiệu quả, phổ biến, tuyên truyền lịch sử truyền thống, lịch sử địa phương trong các trường học còn nhiều hạn chế về nội dung lịch sử địa phương, lịch sử truyền thống; việc phân bổ thời gian lịch sử địa phương vào giáo trình lịch sử quốc gia để dạy trong nhà trường còn khó khăn, hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; hình thức tuyên truyền phổ biến, phổ biến có tính hệ thống chưa cao, kết quả đạt được còn thấp.
Việc khai thác tài liệu gặp không ít khó khăn: nhân chúng sống còn lại ít, tuổi cao sức yếu, trí nhớ giảm sút; tài liệu ít, cũ nát, phân tán, thất thoát; chưa được số hóa; việc sưu tầm, bổ sung nguồn tư liệu còn lúng túng; chưa khai thác đầy đủ các tư liệu lịch sử, nên việc biên soạn phải kéo dài thời gian. Các cấp ủy chưa quan tâm nghiên cứu sâu kỹ, từ đó chỉ đạo việc thu thập khai thác có hiệu quả còn hạn chế. Một số nơi nhận thức còn hạn chế, buông lỏng điều hành, triển khai chậm. Vai trò tham mưu cho cấp ủy của Ban tuyên giáo các cấp chưa kịp thời, tiến độ biên soạn còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chưa được các cấp ủy từ tỉnh đến huyện quan tâm; chưa thấy rõ nguyên nhân yếu kém, hạn chế, để khắc phục trong thời gian đến. Nhất là, chỉ rõ nguyên nhân là nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thiếu quyết liệt, chậm đổi mới. Chưa ràng buộc trách nhiệm; kiểm tra, giám sát, phối hợp xử lý chưa tốt.
Từ thực tiễn 10 năm qua, việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp giai đoạn 2018-2025 các cấp ủy cần quan tâm một số vấn đề sau.
Chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm, nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, ý nghĩa của lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống để quan tâm chỉ đạo đúng mức, tạo động lực để tinh thần cho việc biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, cơ quan, đơn vị.
Làm tốt công tác biên soạn, giáo dục lịch sử truyền thống, lịch sử Đảng bộ địa phương, nhằm góp phần xây dựng địa phương, xây dựng ngành, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống, góp phần tích cực làm vẻ vang truyền thống địa phương, truyền thống ngành.
3. Biên soạn, xuất bản, giáo dục truyền thống lịch sử, yêu cầu đặt ra là nâng cao chất lượng biên soạn, hiệu quả thực tiễn, khắc phục hình thức, xơ cứng. Để làm tốt việc này, yêu cầu các địa phương, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cơ sở thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Các địa phương, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cơ sở cần tổ chức quán triệt sâu kỹ Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để các địa phương, cơ quan đơn vị, cán bộ từ tỉnh đến cơ sở hiểu đúng việc biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử truyền thống, có sự quan tâm đúng mức, phân công trách nhiệm, nhằm góp phần nâng cao chất lượng biên soạn và hiệu quả thực tiễn.
Từng cấp ủy, từng ngành cần cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch và có lộ trình, phân công nhiệm vụ rõ ràng; tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc tham mưu việc biên soạn đúng chất lượng, tiến độ để hoàn thành biên soạn theo lộ trình. Các cấp ủy, người đứng dầu các cơ quan, đoàn thể phải trực tiếp chỉ đạo nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc biên soạn lịch sử.
Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, ngành, địa phương, cơ sở trong việc nghiên cứu, biên soạn, giáo dục, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là giới học sinh và lực lượng đoàn viên, thanh niên trong tỉnh về lịch sử địa phương, lịch sử truyền thống; bố trí cán bộ làm công tác biên soạn; cán bộ tuyên truyền lịch sử phù hợp; tập huấn cho cán bộ biên soạn; coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền lịch sử địa phương, lịch sử truyền thống. Phối hợp tốt với Sở Giáo dục - Đào tạo, Tỉnh Đoàn Thanh niên tuyên truyền lịch sử truyền thống, lịch sử địa phương.
Chỉ đạo các cấp ủy thường xuyên kiểm tra đôn đốc theo kế hoạch, bảo đảm tiến độ, thời gian, hiệu quả và nâng cao chất lượng biên soạn lịch sử.
Thực tiễn đặt ra là cấp tỉnh cần chỉ đạo thống nhất về mặt thời gian của giai đoạn lịch sử biên soạn phù hợp. Nhân sự viết sử, biên soạn được lựa chọn, quá trình thực hiện phải gắn với chế độ chính sách. Kinh phí biên soạn lịch sử các địa phương cần rà soát, quyết toán cụ thể từng công trình, đúng quy trình, quy định, từ đó đưa ra định mức cụ thể, trên cơ sở đó văn phòng cấp ủy tổng hợp chung toàn tỉnh để đề xuất, kiến nghị tỉnh xem xét, nhằm triển khai thống nhất trong toàn tỉnh.