Bình Thuận: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và triển khai các giải pháp trong thời gian tới

Trong những năm qua, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng hành cùng doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến đô triển khai các dự án, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; đồng thời luôn coi công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp là nền tảng, đông lực, nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hôi. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển doanh nghiệp, mở ra không gian phát triển rông lớn cho nền kinh tế tỉnh nhà.

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, Chỉ số PCI Bình Thuận đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố, tăng 02 bậc so với năm 2017. Trong 10 tiêu chí Chỉ số PCI, Bình Thuận có 06 tiêu chí tăng điểm và tăng bậc. Điều đó cho thấy, môi trường kinh doanh của tỉnh trong năm 2018 đã có những chuyển biến tích cực, khả quan; đồng thời Bình Thuận cũng nằm trong nhóm các tỉnh có Chỉ số gia nhập thị trường, Chi phí không chính thức và Chi phí thời gian được cải thiện rất tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế thể hiện ở việc giảm điểm và giảm bậc. Do vậy, bên cạnh những nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh thì vẫn còn nhiều việc mà các cấp, các ngành, các địa phương phải cùng khẩn trương khắc phục, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp cụ thể để tiếp tục cải thiện tốt môi trường đầu tư, phấn đấu xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh trong nhóm 20 tỉnh đứng đầu cả nước theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu kinh tế - xã hôi năm 2019 của tỉnh.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định, mở rộng sản xuất, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương phải đồng hành và thực hiện tốt. Để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp đồng hành cùng doanh nghiệp, tiếp tục cải thiện tốt môi trường đầu tư, phấn đấu nâng cao xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, các địa phương tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ sau:

Theo đó, nhiệm vụ chung để thực hiện để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian đến là đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2019, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch hành động số 951/KH-UBND, ngày 20/3/2019, Chỉ thị số 11/CT-UBND, ngày 20/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chỉ thị số 09/CT- TTg, ngày 01/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Quán triệt, tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch và Chỉ thị nêu trên đến cán bô, công chức, viên chức thuộc ngành, cấp mình và bàn biện pháp triển khai thực hiện tốt để cải thiện tốt môi trường kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh trong thời gian tới.

Trong đó có các nhóm giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư, hợp tác sản xuất, kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực:

Tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí giao dịch của doanh nghiệp.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2021 và Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp theo Nghị quyết số 139/NQ-CP, ngày 09/11/2018 của Chính phủ nhằm hỗ trợ thiết thực hiện cho doanh nghiệp.

Kịp thời cung cấp các thông tin về Quy hoạch kinh tế - xã hôi, chính sách thu hút đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.

- Tiếp tục làm tốt công tác đối thoại, cầu thị, nhìn nhận, lắng nghe ý kiến góp ý, những kiến nghị của người dân, của doanh nghiệp và của các nhà đầu tư, nhất là về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, năng lượng,  trên cơ sở đó chỉ đạo các cơ quan chức năng đề xuất, giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp và cho các nhà đầu tư.

Tập trung triển khai đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ngành Công thương đến năm 2020”. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát huy lợi thế, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, nhất là đối với các Hiệp định về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTTP).

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Triển khai kịp thời các chính sách tín dụng của Trung ương và địa phương gắn với mở rông tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đảm bảo an toàn vốn vay phù hợp với quy định.

Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính về thuế, phấn đấu đạt 95% nộp thuế điện tử. Triển khai xây dựng hệ thống cấp mã số tự đông cho doanh nghiệp.

Theo dõi, rà soát thông tin của người nộp thuế để có biện pháp quản lý chính xác, phù hợp. Thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của nhà nước.

- Tập trung rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao đông; thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao đông; hiện đại hóa và chuẩn hóa các cơ sở đào tạo nghề.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện liên quan đến quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất đai:

Liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Tập trung rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các công trình trọng điểm.

Thực hiện việc công khai minh bạch các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các thông tin khác liên quan đến đất đai trên các phương tiện thông tin truyền thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin.

Triển khai thực hiện có hiệu quả về cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng, thỏa thuận vị trí, đấu nối và các thủ tục liên quan; đảm bảo thời gian thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết là 25 ngày và rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng công trình từ 25 ngày xuống còn 15 ngày.

Nghiên cứu đề xuất kết hợp thực hiện lồng ghép thủ tục thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy với thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện liên quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật, thông tin truyền thông và vận tải hàng hóa:

- Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND, ngày 16/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Bình Thuận, Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 và đẩy mạnh thực hiện năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, cung cấp đầy đủ các thông tin cần công khai, minh bạch trên Cổng thông tin các cơ quan đơn vị. Công khai việc cho thuê đất, đấu giá đất, các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các loại hình dự án, vùng dự án theo quy định.

Hướng dẫn đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về hoạt đông của Trung tâm Hành chính công và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 nhằm tăng nhanh số lượng hồ sơ đăng ký giải quyết tại Trung tâm Hành chính công thông qua Trang dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

- Hỗ trợ các đơn vị vận tải thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các chủ hàng, đơn vị vận tải để tăng tỷ lệ vận tải hai chiều, nâng cao hiệu quả của các đơn vị vận tải. Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Thực hiện tốt các chương trình hoạt đông hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP, ngày 28/5/2008 của Chính phủ và Quyết định 510/QĐ-UBND, ngày 25/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cải cách hành chính, thực thi công vụ:

Tăng cường kiểm tra kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan hành chính Nhà nước theo Chỉ thi số 26/CT-TTg, ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Rà soát giảm tối ta thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục và chính thức đi vào hoạt đông trong thời gian sớm nhất. Mặt khác, xử lý nghiêm minh kịp thời những hành vi nhũng nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, đồng hành với chính quyền xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển.

- Thực hiện tốt việc điều phối, giám sát công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các sở, ngành, địa phương; kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra (không quá 01 lần/năm); trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo; lợi dụng công tác thanh tra, kiểm tra để gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

- Chủ đông triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các biện pháp nhằm giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội. Không để phát sinh điểm nóng, trong đó lưu ý ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả các loại tôi phạm nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn định, an toàn để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh yên tâm đầu tư và kinh doanh.

Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành ngh:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; đề cao đạo đức, văn hóa, liêm chính trong kinh doanh. Xây dựng quan hệ lao đông hài hòa, ổn định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao đông; tạo điều kiện thành lập các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hôi trong doanh nghiệp; đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, tích cực chủ động tham gia có hiệu quả hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; đề cao trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, tích cực các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương.


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ