Giới thiệu Đề cương tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 –7/5/2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn) các huyện, thị, thành ủy, đảng uỷ trực thuộc, Mặt trận và  các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các cơ quan, đơn vị căn cứ Hướng dẫn số 69-HD/BTGTU ngày 18/12/2018 về “Tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2019” tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, gắn với các hoạt động kỷ niệm phù hợp, tạo ấn tượng sâu sắc, có sức thuyết phục, lan tỏa rộng nhằm khẳng định ý nghĩa lịch sử, tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Đề cương tuyên tuyền kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm những nội dung chính sau:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ, mốc vàng trong lịch sử dân tộc

- Bối cảnh lịch sử: Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta anh dung bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.. Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp, trong đó nổi bật là chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông, chiến thắng Biên giới, tiến công Chiến lược Đông Xuân…

Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào, là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương. Nava coi Điện Biên Phủ như là “một pháo đài không thể công phá”, là nơi để thu hút bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava.

Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch. Cả nước tập trung cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt: (1) Đợt 1 từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954; (2) Đợt 2 từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954; (3) Đợt 3 từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954.

Sau 56 ngày chiến đấu dung cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ do sức mạnh tổng hợp được tạo thành từ: đường lối kháng chiến, đường lối quân sự đúng đắn do Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch đề ra; do nhân dân ta, quân đội ta dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng; do sự ủng hộ của các nước anh em…

Đối với nhân dân ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Đối với thế giới, Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

Phát huy tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chủ động nắm bắt thời cơ, vượt mọi khó khăn, thử thách xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Xem tại đây: Toàn văn Đề cương tuyên truyền


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ