Phải luôn xem công tác dư luận xã hội là một kênh tham khảo chính trong việc ban hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

       Đó là ý kiến tham luận của đồng chí Hồ Trung Phước, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại Hội nghị tổng kết công tác dư luận xã hội và hoạt động cộng tác viên năm 2018; triển khai nhiệm vụ công tác dư luận xã hội năm 2019 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 27/12/2018.

       Đó là ý kiến tham luận của đồng chí Hồ Trung Phước, UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại Hội nghị tổng kết công tác dư luận xã hội và hoạt động cộng tác viên năm 2018; triển khai nhiệm vụ công tác dư luận xã hội năm 2019 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 27/12/2018.

       Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Võ Văn Phuông - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. Tham dự Hội nghị có đồng chí: Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Trường Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; MTTQ Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương.

       Báo cáo tham luận tại hội nghị, đồng chí Hồ Trung Phước nhấn mạnh, công tác dư luận xã hội ở tỉnh Bình Thuận trong năm 2018 đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:  

       Một là, công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội đã được các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị- xã hội quan tâm phối hợp cùng với ngành tuyên giáo thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua.

      Hai là, chúng tôi đã ký một quy chế phối hợp với UBND tỉnh về việc xử lý các vấn đề dư luận phản ánh, mỗi tháng chúng tôi phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng làm rõ trên 5 vấn đề dư luận phán ánh mà chúng tôi tổng hợp từ các đầu mối. Các vấn đề dư luận được chúng tôi tổng hợp, đều có văn bản cá biệt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng làm rõ và báo cáo kết quả về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để thông tin, định hướng dư luận. Những vấn đề được dư luận phản ánh trên mạng xã hội chúng tôi đều chỉ đạo xử lý theo phân cấp. Vấn đề dư luận phản ánh liên quan đến địa phương, ngành nào thì địa phương đó, ngành đó chủ động làm rõ, đồng thời biên soạn đề cương để tuyên truyền, định hướng dư luận trên hệ các trang mạng xã hội của địa phương, đơn vị mình và tài khoản đăng tải vấn đề đó. Đây là cách làm mà tỉnh mới triển khai trong năm 2018 nhưng trong năm chúng tôi đã tổ chức biên soạn tài liệu cung cấp thông tin, định hướng dư luận trên 20 vụ việc. 

      Ba là, các kết quả khảo sát, nghiên cứu dư luận xã hội; ý kiến dư luận của các tầng lớp nhân dân phản ánh luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh nghiên cứu tham khảo để ban hành, điều chỉnh các chủ trương chính sách. Do vậy, các chủ trương chính sách lớn khi được tỉnh ban hành hay tổ chức triển khai thực hiện luôn nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

       Bốn là, những kết quả nêu trên đã góp phần ổn định tình hình tư tưởng, ngăn chặn và uốn nắn những thông tin lệch lạc, đấu tranh phản biện những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội. Nhất là xung quanh việc thu hồi đất để triển khai các dự án, giải phóng, đền bù, tái định cư,…

       Công tác dư luận xã hội của đảng bộ tỉnh Bình Thuận đạt được những kết quả nêu trên là nhờ:

       Thứ nhất,  cấp ủy, chính quyền các cấp luôn xác định công tác dư luận có vai trò quan trọng để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, ngành, địa phương.

       Thứ hai, chúng tôi đã xây dựng được 22 đầu mối nắm bắt dư luận xã hội trong toàn tỉnh, gồm 15 đảng bộ trực thuộc, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh. Toàn tỉnh có gần 300 cộng tác viên, được cơ cấu từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội các cấp được lựa chọn, cơ cấu theo lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tầng lớp xã hội, địa bàn dân cư. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng cơ cấu cộng tác viên ở các tổ chức hội, những người có kỹ năng sử dụng mạng xã hội.

       Thứ ba, công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác dư luận xã hội được chúg tôi quan tâm đúng mức. Trong năm 2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ nắm bắt, xử lý, định hướng dư luận trên mạng xã hội cho đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp trong tỉnh. Cử cán bộ đến từng địa phương, đoàn thể cấp tỉnh để hướng dẫn triển khai thực hiện. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dư luận xã hội từ tỉnh đến cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu những nội dung cơ bản về phương pháp mới về thu thập, nắm bắt, xử lý thông tin dư luận xã hội trên mạng xã hội; kịp thời tham mưu, đề xuất những biện pháp giải quyết các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, đồng thời dự báo, định hướng dư luận trong thời gian tới nhằm tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

       Thứ tư, nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo xử lý, giải quyết các vấn đề dư luận phản ánh; thông tin công khai các vấn đề mang tính nhạy cảm, giải quyết kịp thời tâm tư tình cảm, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

       Thứ năm, chế độ cho đội ngũ cộng tác viên các cấp luôn được quan tâm và chi trả kịp thời đầy đủ. Đặc biệt, khác với các địa phương trong cả nước, ở Bình Thuận chúng tôi đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chủ trương cấp phụ cấp cộng tác viên dư luận xã hội ở Mặt trận và đoàn thể cấp tỉnh quản lý với 72 người.

       Tuy nhiên, công dư luận trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định:

       - Công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Việc thu thập thông tin đôi khi còn thiếu khách quan, trung thực, chưa tổng hợp được ý kiến số đông nên chưa phản ảnh được nhiều khía cạnh đang đặt ra trong dư luận xã hội để tạo điều kiện cho việc phân tích, xử lý. Một số dư luận phản ảnh chưa kịp thời cho lãnh đạo và các cơ quan nên đã hạn chế hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý xã hội.

       - Việc nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong nhân dân về công tác chỉ đạo, điều hành của các ấp chính quyền; các chủ trương, chính sách đang triển khai cung nhưng những bức xúc trong đời sống của nhân dân có thể nói còn khó khăn và cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.

       - Nhiều cấp ủy chưa quan tâm sử dụng các kết qủa của công tác nghiên cứu dư luận xã hội để làm căn cứ ban hành và điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền và đoàn thể của địa phương, ngành mình.

       - Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội nhìn chung còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở. Do đó, nhiều thông tin cung cấp cho cấp trên còn mang nhiều yếu tố chủ quan, việc thu thập còn đơn giản, thiếu sự phân tích đánh giá, điều tra cụ thể.

       Từ thực tiễn tình hình công tác dư luận xã hội của địa phương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận rút ra một số kinh nghiệm sau:

       Một là, cần có sự phối hợp kịp thời, đồng bộ giữa ngành tuyên giáo với các ngành chức năng trong xử lý các vấn đề dư luận xã hội phản ánh, các vấn đề bức xúc của nhân dân. Nhất là trong việc ban hành cũng như tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương chính sách. Có như vậy, công tác dư luận xã hội mới đạt hiệu quả và ngày càng đi vào thực chất.

       Hai là, các chủ trương, chính sách lớn trước khi ban hành cần tổ chức tuyên truyền, định hướng dư luận theo phương châm đồng bộ, hiệu quả, thiết thực. Qua đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp đối với các chủ trương, chính sách đó. 

       Ba là, cần nghiên cứu sử dụng kết quả nắm bắt dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, nhất là trong việc ban hành các chủ trương, chính sách hoặc ra các quyết định về lãnh đạo, quản lý; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, xung đột, ngăn chặn điểm nóng trên địa bàn.

       Bốn là, cấp uỷ và chính quyền các cấp, các ngành và từng đơn vị cần sử dụng kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và đề ra các giải pháp phòng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội có tính khả thi.

       Để triển khai thực hiện tốt công tác dư luận xã hội của ngành Tuyên giáo trong thời gian tới, chúng tôi đề một số nội dung sau:

       Một là, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa ngành tuyên giáo các cấp và UBND cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và mang tính quyết định đối với hiệu quả của công tác dư luận xã hội.

       Hai là, cần xác định rõ nguyên tắc toàn Đảng làm công tác tư tưởng, trước hết là của cấp uỷ Đảng các cấp, của đồng chí Bí thư cấp uỷ. Đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp và báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng chuyên trách, nòng cốt thường xuyên tham mưu cho các cấp uỷ Đảng xử lý các vấn đề liên quan đến tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng trong toàn Đảng bộ.

      Ba là, việc nắm bắt và định hướng dư luận xã hội không chỉ là công việc của ngành chuyên môn, của cán bộ tuyên giáo mà cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội.

 


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ