Mục đích theo dõi các câu chuyện giữa họ để xem họ phản ứng hay tỏ thái độ như thế nào? Nhưng thật bất ngờ, một chị nói: “mấy chuyện đó bình thường, biết vậy thôi”; một chị khác có vẻ bực tức hơn chắc phải chứng kiến hàng ngày “nhiều lần tôi muốn báo công an, báo khu phố nhưng sợ” rồi chị ta im bặt; người khác thở dài “ôi chao, đợi được mấy ông công an đến”, tốt hơn hết “chẳng dại gì, rước hoạ vào thân”. Bốn người phụ nữ lặng lẽ bước đi, chẳng ai nói thêm câu nào. Thế mới thấy, họ đều có những quan sát, nhận thức được các vấn đề xấu thường nhật xảy ra xung quanh mình nhưng họ không dám đấu tranh, ngại đụng chạm trước những vấn đề cần phải lên án; họ muốn sống an phận thủ thường.
Tôi cứ suy nghĩ mãi để tìm nguyên nhân, phải chăng đằng sau những tiếng thở dài “chao ôi; được cái gì; cũng vậy thôi…” đã có lúc họ cũng phê phán, đấu tranh nhưng không được ủng hộ, động viên mà ngược lại bị cô lập, để ý hay các cấp chính quyền giải quyết không triệt để…Sự “vô cảm” làm ngơ của nhiều người, trước những hiện tượng, hành vi tiêu cực, sai trái ngoài đường phố, ở khu vực dân cư, ngoài xã hội hiện nay khá phổ biến. Thử hỏi không có sự chung tay đóng góp của toàn xã hội trong công cuộc phòng chống các tệ nạn xã hội thì làm sao có được những nhân cách văn hoá vì lợi ích cộng đồng, vì một xã hội bình yên.
Chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phát huy vai trò phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong giai đoạn mới; gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị, xây dựng cơ quan có nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá, Thôn - Khu phố văn hoá, làm cho phong trào ngày càng phát triển đồng đều, thực chất và bền vững như ý kiến kết luận, chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại Thông báo số 37-TB/TU, ngày 25/02/2011.
Phan Thiết, ngày 22/4/2011
Bích Hoàn