Bối cảnh lịch sử
Với mục đích kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, đầu năm 1952, Pháp đưa tướng Xa-lăng thay tưóng Đờ-lát Đờ-tát-xi-nhi chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Song, tướng Xa-lăng vẫn không làm được gì để cho quân đội Pháp có thể giành lại thế chủ động trên chiến trường. Nước Pháp lại chọn tướng Na-va, tham mưu trưởng lục quân của khối Bắc Đại Tây Dương sang thay Xa-lăng. Na-va đề ra kê hoạch 18 tháng lây tên y, với 2 bước thực hiện. Bước thứ nhất từ Thu Đông 1953 sang Xuân 1954, quân Pháp giữ thế phòng thủ ở miền Bắc, tập trung đánh phá miền Nam, chiếm các vùng tự do của ta, nhất là vùng tự do ở Khu V và Khu IX (Nam bộ). Bước hai, sau khi bình định được miền Nam, đến mùa Thu 1954 đánh chiếm vùng giải phóng của ta ở Bắc bộ và kết thúc chiến tranh.
Thực hiện kế hoạch ấy (Xa-lăng, Na-va) quân Pháp trong thời gian này đã bao vây, phong tỏa ta nhiều mặt, ở vùng tự do Liên khu 5, địch ra sức đánh vào kinh tế, mở các cuộc càn quét lớn vào miền Tây Quảng Ngãi, ở Tây Nguyên và đánh ra vùng tự do của ta ở đồng bằng ven biển.
Đối với vùng tạm bị chiếm trong Liên khu, chúng tăng cường bắt lính một cách ồ ạt. Trong năm 1952, chúng bắt gần 10.000 và năm 1953 bắt 14.000 người vào lính, đưa tỷ lệ ngụy binh trong quân đội của chúng lên 88%.Ở Bình Thuận, đầu năm 1952, địch đóng 91 cứ điểm cùng với 270 tháp canh. Đến năm 1953, chúng đóng thêm một sô đồn ở Bàu Gia, Xóm Bàu. Chúng bắt 1.500 thanh niên vào lính, đưa quân số ngụy trong tỉnh lên 4.289 tên (lính Âu Phi chiếm 30%) và đến đầu năm 1954 lên gần 6.000 tên. Đối với vùng tạm bị chiếm, chúng tiếp tục thực hiện chính sách dồn dân rào làng, nhưng không ồ ạt, chỉ tập trung vào vùng xung yếu, như Hàm Kiệm, Hàm Nhơn... Chúng càn quét đánh phá vào vùng Ru-san-ta-mâu, Oan-ta-líp (Phan Lý Chàm – Bình Thuận) dồn 3.000 dân ở đây về M’lon (Lâm Đồng) và 150 dân ở Bình Sơn về Sông Lòng Sông. Chúng tổ chức càn quét vào khu Tam Giác (Hàm Thuận), Bắc Bình, Tánh Linh với quy mô lớn. Về địa giới, chúng có ý định cắt vùng Bắc Bình là nơi đã dồn dân vào làng, sát nhập vào Ninh Thuận và nhập Tánh Linh vào tỉnh Đồng Nai Thượng. Chúng tổ chức bầu Hội đồng hương chính, Hội đồng tỉnh hạt và thực hiện trao trả độc lập giả hiệu cho ngụy quyền, về kinh tế, chúng tăng thuế từ 1 lên gấp 3 lần so với trước.
Trước tình hình địch đã chuyển hướng chiến thuật đánh phá cách mạng, sau Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951), Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương vào cuối tháng 9 năm 1951 đã kịp thời đề ra nhiệm vụ : "Ra sức phá âm mưu thâm độc của địch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, kiên quyết giành lại vùng đông dân nhiều của, biến những vùng ấy thành căn cứ kháng chiến của ta", về công tác vùng địch hậu, Nghị quyết lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương chỉ rõ : "Chia vùng sau lưng địch thành hai vùng với phương châm hoạt động khác nhau - vùng tạm bị chiếm lấy gây cơ sở, đấu tranh chính trị và kinh tế làm nội dung chính, vùng du kích lấy đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kinh tế".
Quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Liên khu ủy Khu V đã mở 3 lần hội nghị (lần 1 vào tháng 2-1952, lần 2 vào tháng 10-1952 và lán 3 vào tháng 5-1953) để kiểm điểm tình hình và đề ra các chủ trương, nhiệm vụ cho Đảng bộ các tỉnh. Các nghị quyết đều chú trọng vào việc đẩy mạnh công' tác vùng sau lưng địch, xây dựng cơ sở, mở rộng và củng cố vùng du kích, phát triển du kích chiến tranh và bối dường lực lượng kháng chiặn.
Để làm chuyển biến tình hình cách mạng ở các tỉnh Cực Nam Trung bộ, Ban Cán sự Cực Nam đã chủ trương: phân, tán nhỏ lực lượng, đi sâu vào hoạt động trong lòng địch, tập trung sức bảo vệ mùa màng, chỉnh huân cán bộ, chiến sĩ nhằm bồi dưỡng tư tưởng kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện. Tuyển lựa cán bộ có phẩm chất và sức khỏe tốt, đưa xuống bám phong trào, bám dân để hoạt động, tập trung đẩy mạnh du kích chiến tranh và làm tốt công tác xây dựng Đảng. Mặt khác, mở rộng vùng căn cứ miền Tây của tỉnh Bình Thuận sau khi vùng đồng bằng Tam Giác (Hàm Thuận) bị địch càn quét, cắt đường giao thông từ Bắc vào Nam, từ Khu Lê Hồng Phong lên căn cứ miền Tây. Năm 1952, Ban Cán sự Cực Nam xác định chiến trường gây cơ sở chính ở Cực Nam là Lâm Đồng, tập trung chỉ đạo và xây dựng Bình Thuận làm bàn đạp, vi vậy chuyển giao huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng cho Bình Thuận.
Thời gian, địa điểm tiến hành Đại hội lần thứ II
Để triển khai các chủ trương trên, tháng 8-1952, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II được tổ chức tại Triền, căn cứ Khu Lê Hồng Phong (nay thuộc xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc). Đại hội tập trung thảo luận báo cáo chính trị về: Rèn luyện tư tưởng, bảo đảm nhiệm vụ sắp tới. Báo cáo đã nêu lên những ưu, khuyết điểm các mặt hoạt động những năm qua, đánh giá lại các mặt chỉ đạo nêu lên thành tích cần phát huy củng như các vấn đề còn tồn tại cần giải quyẽt, khắc phục. Trong phong trào đâu tranh chông càn quét, dồn dân, về cơ bản, ta giữ được vùng- du kích Hàm Thuận, cùng một số vùng khác, gây dựng được nhiều cơ sở ở Tánh Linh và ổn định được vùng núi Bắc Bình. Năm 1951 thu tăng 30% so vói năm 1950. Các cơ quan, đơn vị tự túc được 50% lương thực, về tân công tiêu diệt sinh lực địch trong 20 tháng ta diệt gần 2.000 tên, thu nhiều vủ khí và chiến lợi phẩm khác, đặc biệt tổ chức được nhiều trận đánh lớn.
Bên cạnh đó, Đại hội cũng nêu ra mặt hạn chế như các khu du kích chưa vững chắc, thậm chí một số nơi còn bị thu hẹp; công tác dân vận và công tác vùng tạm bị chiếm ít tiến bộ. Tổ chức Đảng số lượng lớn nhưng chất lượng chưa cao. Nhiều đảng viên còn quan liêu xa rời quần chúng. Công tác quân sự còn nặng về quy mô hình thức, chưa chuyển kịp theo yêu cầu và nhiệm vụ. Đồng thời, Đại hội cũng thông qua hai nhiệm vụ và 4 vấn đề côt tử mà Đảng bộ phải lãnh đạo thực hiện trong thời gian tới đó là:
- Tích cực tranh thủ doàn kết nhân dân, phát triển du kích chiến tranh, chống âm mưu dồn dân bắt lính của địch, bồi dưỡng lực lượng ta.
- Gắn chặt với quần chúng- để xây dụng Đảng trong sản xuất và chiến đấu.
Về 4 vấn đề cốt tử là :
+ Rèn luyện tinh thần cách mạng và thực hành cách mạng.
+ Trau dồi đạo đức cách mạng.
+ Đảng chỉ đạo quân sự và phát triển du kích chiến tranh.
+ Đoàn kết nhân dân.
Đại hội bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới gồm 17 ủy viên; đồng chí Nguyễn Côn - Thường vụ Liên khu ủy, Bí thư Ban Cán sự Cực Nam, kiêm bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. Đồng chí Nguyễn Gia Tú, phó bí thư, chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh. Năm 1953, đồng chí Nguyễn Tương ở Liên khu V về được bổ sung vào Tỉnh ủy và thay đồng chí Ngnyễn Gia Tú làm chủ tịch, đồng chí Nguyễn Gia Tú vẫn làm phó bí thư Tỉnh ủy. Trong giai đoạn Bình Thuận có 6.140 đảng viên trong toàn Đảng bộ (tính đến cuối 1953).