Nguyễn Hải Đăng Quang đạt giải Nhất tuần 11 Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (05/6/1911 - 05/6/2021)

Ban Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (05/6/1911 - 05/6/2021) chúc mừng Nguyễn Hải Đăng Quang, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là người đạt giải Nhất tuần 11.

Kỳ thứ 11 Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” (từ 9h00 ngày 13/8/2021 đến 9h00 ngày 20/8/2021) đã có 3.177 người tham gia thi; trong đó có 774 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi.

Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng các bạn sau đây:

Giải Nhất: Nguyễn Hải Đăng Quang – Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Giải Nhì: 

1.  Nguyễn Thị Thùy Chinh – Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

2. Phùng Sỹ Lượng –  Huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Giải Ba:  

1. Nguyễn Thị Mỹ Thoa – Kho bạc Nhà nước Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

2. Lê Quốc Tuân – Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

Giải Khuyến khích: 

1. Trần Thị Mai Thanh – Trường THPT Hàm Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

2. Nguyễn Thị Lam – Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận

3. Trịnh Ngọc Khương – Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp Bình Thuận

4. Bùi Văn Hiển – Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp Bình Thuận

5. Trần Thị Vân Lam – Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang

Đáp án câu hỏi Tuần 11:

Câu 1. Tháng 8/1941, tại căn cứ địa Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và phụ trách tờ báo nào ?  Đáp án đúng là A. Việt Nam độc lập

Câu 2. Từ tháng 8/1941 tại căn cứ địa Cao Bằng, nhằm mục đích giáo dục quần chúng về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường của dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn tài liệu nào sau đây ?  Đáp án đúng là B. Con đường giải phóng, Mười điều Việt Minh.

Câu 3. Tháng 3/1942, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, vấn đề liên lạc với Trung ương ở miền xuôi càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo cán bộ đang hoạt động ở Cao Bằng vấn đề gì?

 Đáp án đúng là A. Ngoài lối liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao Bằng đi về miền xuôi.

Câu 4. Đến những năm 1978 - 1980, trong số những học sinh thầy Nguyễn Tất Thành dạy năm xưa, còn lại những người nào sau đây ? 

Đáp án đúng là D. Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Kinh Chi, Từ Trường Phùng, Nguyễn Đăng Lâu.

Câu 5. Những kiến trúc được phục dựng, khôi phục lại tại Khu di tích Dục Thanh Phan Thiết vào những năm 1978 – 1980 ?

 Đáp án đúng là B. Trường Dục Thanh, nhà Ngư, Ngọa Du sào.

Câu 6. Ngoài những kiến trúc được phục dựng, còn có 02 địa điểm trong khu di tích Dục Thanh gắn bó với quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học. Đó là 02 địa điểm nào ? Đáp án đúng là B. Cây khế, Giếng nước

Câu 7. Khi được phục dựng lại, Trường Dục Thanh có diện tích bao nhiêu ? Đáp án đúng là C. 137 m2

Câu 8. Những hiện vật gốc dùng từ thời thầy Nguyễn Tất Thành dạy học đến nay còn lưu giữ lại ?

Đáp án đúng là A. Trường kỷ, bộ ván, án thư, tủ, tráp văn thư, nghiên mài mực, khay và 03 chiếc ly nhỏ.

Câu 9. Trường Dục Thanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) có quyết định xếp hạng công nhận là di tích gì ? vào ngày tháng năm nào ? Đáp án đúng là C. Lịch sử - văn hóa quốc gia, ngày 12/12/1986

Câu 10. Khu di tích Dục Thanh nằm bên bờ con sông nào của tỉnh Bình Thuận? Đáp án đúng là C. Sông Cà Ty

 Mời các bạn tham gia Cuộc thi tuần 12 tại đây: https://btgtu.binhthuan.dcs.vn/TracNghiem

 


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ