Kết quả khảo sát tình hình dư luận xã hội 6 tháng đầu năm 2011

  • /
  • 10.8.2011 - 0:0

Từ ngày 09/6 đến 19/7/2011, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức thăm dò ý kiến của cán bộ, nhân dân đối với một số vấn đề xã hội quan tâm trong 6 tháng đầu năm 2011 như: về đời sống kinh tế gia đình; nhận thức về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; việc tiếp thu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tác động của Nghị quyết 11/NQ-CP; phản ứng của cán bộ, nhân dân trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam và một số vấn đề xã hội được xem là bức xúc nhất trong thời gian qua.

Cuộc khảo sát được tiến hành ở 5 đảng ủy trực thuộc (Đảng ủy khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy khối Doanh nghiệp, Đảng ủy Quân sự, Đảng ủy Công an, Đảng ủy Biên phòng); 9 huyện, thị, thành phố (trừ huyện đảo Phú Quý). Số phiếu phát ra 800, thu về 753 phiếu, đạt tỷ lệ 94,12%. Kết quả như sau:

Đánh giá về đời sống kinh tế gia đình trong 6 tháng đầu năm 2011 so với năm 2010, có 14,07% ý kiến đánh giá cải thiện nhiều hơn; 34,40% ý kiến đánh giá có cải thiện nhưng không đáng kể; 27,36% ý kiến đánh giá không thay đổi; 23,11% ý kiến đánh giá kém hơn và 1,06% cho rằng khó trả lời. Qua số liệu khảo sát có thể đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2011, giá cả liên tục tăng cao đã làm cho đời sống kinh tế gia đình của cán bộ, nhân dân ít được cải thiện hoặc bị sụt giảm so với năm 2010. (Khảo sát lần này có 23,11% ý kiến đánh giá kém hơn năm 2010, trong khi khảo sát cuối năm 2010 chỉ có 7,12% đánh giá kém hơn so với 6 tháng đầu năm).
Đánh giá việc tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, có 71,98% ý kiến cho rằng dân chủ, đúng luật; 17,26% ý kiến cho rằng còn hình thức; 3,98% ý kiến cho rằng thiếu dân chủ, không đúng luật và 6,78% ý kiến cho rằng khó trả lời. Như vậy, việc tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 bảo đảm dân chủ, đúng luật (71,98% đánh giá dân chủ, đúng luật). Số ý kiến cho rằng thiếu dân chủ, không đúng luật chiếm tỉ lệ không đáng kể (3,98%).
- Trả lời câu hỏi về sự phấn khởi, hài lòng trước kết quả bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016,   (61,50% ý kiến cho rằng rất phấn khởi và hài lòng). Tuy nhiên, cũng có một bộ phận tỏ ra chưa yên tâm (6,37% ý kiến không hài lòng và 8,23% khó trả lời).
có 61,50% ý kiến cho rằng rất phấn khởi và hài lòng; 23,90% ý kiến còn băn khoăn; 6,37% ý kiến không hài lòng và 8,23% khó trả lời. Số liệu khảo sát cho thấy, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với các đại biểu do cử tri lựa chọn nên đã đem lại sự hài lòng và đồng thuận cao trong xã hội
- Trả lời câu hỏi việc tìm hiểu nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp dưới hình thức nào? Có 7,83% đọc các tờ bướm dưới dạng hỏi - đáp; 37,72% thông qua trạm truyền thanh, đài phát thanh, truyền hình; 10,89% thông qua báo in, mạng Internet; 40,37% dự các buổi học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; 3,19% thông qua người khác. Điều này chứng tỏ cán bộ, nhân dân rất quan tâm việc tìm hiểu nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Và, việc truyền tải nội dung nghị quyết đến cán bộ, nhân dân thông qua các buổi học tập, quán triệt nghị quyết do các địa phương, đoàn thể tổ chức chiếm tỉ lệ cao nhất (40,37%). Tuy nhiên, nhân dân tim hiểu nghị quyết thông qua trạm truyền thanh, đài phát thanh, truyền hình cũng là một hình thức tích cực (có 37,72% ý kiến đánh giá tiếp cận nghị quyết thông qua hình thức này).  
 
Trả lời câu hỏi: Nếu có điều kiện tham gia nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, mong muốn báo cáo viên trình bày ra sao? Có 18,19% ý kiến cho rằng cần thông tin toàn bộ nghị quyết; 34,93% ý kiến cho rằng chỉ tập trung vào các nội dung quan trọng trong nghị quyết; 17,40% ý kiến cho rằng chỉ thông tin những điểm mới trong nghị quyết; 29,48% ý kiến cho rằng cần tập trung trình bày chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện nghị quyết. Như vậy, trong việc truyền đạt nghị quyết, báo cáo viên cần tập trung đi sâu vào các nội dung quan trọng của nghị quyết và chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện nghị quyết.
 
        Đánh giá hiệu quả thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, có36,12% ý kiến đánh giá hiệu quả và kịp thời; 18,33% ý kiến đánh giá vẫn như cũ; 36,92% ý kiến đánh giá ít thấy hiệu quả và 8,63% ý kiến cho rằng khó trả lời. Số liệu khảo sát thể hiện, việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ chưa thực sự đem lại niềm tin trong cán bộ, đảng viên, nhân dân (18,33% ý kiến đánh giá vẫn như cũ; 36,92% ý kiến đánh giá ít thấy hiệu quảxấu đến đời sống sống cán bộ, nhân dân.). Vì vậy, các cấp và ngành chức năng cần có biện pháp thực hiện quyết liệt hơn nữa để kiềm chế lạm phát nhằm làm giảm sự tác động
 
 Trả lời câu hỏi: Thái độ của ông (bà) như thế nào trước việc tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền, lãnh hải Việt Nam trong thời gian gần đây?

Có 60,16% ý kiến đồng tình “Bình tĩnh, thông qua con đường ngoại giao để cùng giải quyết”; 38,91% ý kiến tỏ ý “phẫn nộ, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc làm trên và bồi thường thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam” và 0,93% ý kiến không quan tâm. Qua số liệu khảo sát thể hiện rõ cán bộ, nhân dân rất quan tâm tình hình Biển Đông. Trong đó, đa số ý kiến đồng tình chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh kiên quyết, khôn khéo, linh hoạt, thông qua con đường ngoại giao; một bộ phận ý kiến biểu hiện phẫn nộ đối với hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc tấn công vào tàu thăm dò dầu khí Việt Nam và xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận cán bộ, nhân dân (0,93%) tỏ ra không quan tâm, vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

 
          Trả lời câu hỏi: Ông (bà) vui lòng chọn 5 việc mà mình thấy quan trọng và bức xúc nhất, đề nghị tỉnh tập trung giải quyết trong thời gian tới: 

1- Bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá
84,20%
2- Đấu tranh chống tham nhũng
66,00%
3- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền quốc gia
60,69%
4- Bảo vệ môi trường, sinh thái
33,73%
5- Xóa đói, giảm nghèo
40,24%
6- Giải quyết việc làm
27,22%
7- Tình trạng mất cân đối về cơ cấu dân số
1,73%
8- Thu hút đầu tư nước ngoài
5,44%
9- Thực hiện tốt chính sách đền bù, giải tỏa và giải quyết tái định cư
18,19%
10- Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghiệp 
2,92%
11- Cải cách, thủ tục hành chính, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước
27,89%
12- Phát triển giao thông nông thôn
19,52%
13- Xây dựng hệ thống thủy lợi
5,44%
14- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
14,87%
15- Bảo đảm an toàn giao thông
8,32%
16- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
24,83%
17- Phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ
7,17%
18- Phòng chống các loại dịch bệnh
5,84%
19- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
15,27%
20- Phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn, xã hội
42,50%

Số liệu khảo sát cho thấy, bức xúc lớn nhất của cán bộ, nhân dân hiện nay là các vấn đề bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá (84,20%); đấu tranh chống tham nhũng  (66%); bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền quốc gia (60,69%); phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn, xã hội (42,50%); xóa đói, giảm nghèo (40,24%). Đối chiếu tình hình chung, đây là một thực tế mà các cấp và ngành chức năng cần quan tâm.
Tóm lại, số liệu thể hiện qua mẫu điều tra lần này về cơ bản đã phản ảnh được ý kiến chung của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các vấn đề khảo sát. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá để hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành xã hội của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ và nhân dân.  
                                                                    Nguyễn Năm   

  • |
  • 666
  • |

Các tin khác