Bình Thuận: Chi hơn 215 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước hỗ trợ học phí cho học sinh

Sáng ngày 15/5/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh (Khóa XI) tổ chức kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) thông qua nhiều nội dung quan trọng như hỗ trợ học phí, đầu tư Dự án kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía bắc đảo Phú Quý.

Đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu tại kỳ họp

Chủ trì hội nghị là đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Cùng tham dự có đồng chí Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh.

Tại kỳ họp lần này, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét, thảo luận các nội dung thuộc các nhóm vấn đề về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các công trình, dự án, phân khai vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, về an sinh xã hội nhằm bảo đảm công tác quản lý nhà nước cũng ­như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Lần này, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ học phí năm học 2023-2024 và mức thu học phí từ năm 2024-2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh với hơn 215 tỷ đồng.

Kỳ họp lần thứ 22 cũng xem xét thông qua nghị quyết về Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách địa phương đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; đồng thời, thông qua Nghị quyết về Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía bắc đảo Phú Quý nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực gây sạt lở bờ biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, di tích văn hóa, lịch sử khu vực bờ biển phía bắc đảo Phú Quý.

Khi có bờ kè sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong khu vực, cải tạo cảnh quan môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Hiện nay, Phú Quý đang có mức độ xâm thực diễn ra khá mạnh do chưa có công trình bảo vệ bờ biển. Có thể thấy, dự án quy mô đầu tư xây dựng 2 đoạn kè có tổng chiều dài khoảng 1.900m gồm: Đoạn 1 có chiều dài khoảng 560m, đoạn 2 có chiều dài khoảng 1.340m.Trên tuyến kè bố trí hệ thống tiêu nước, đường quản lý trên đỉnh kè, đường kết nối hệ thống giao thông trong khu vực, bậc lên xuống mái kè và các hạng mục phụ trợ khác.Đây là dự án nhóm B, có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và vốn ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cuối giai đoạn 2021-2025, chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030.Thời gian thực hiện dự án trong 4 năm, thực hiện vào cuối giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030 theo hình thức đầu tư mới.

Quang cảnh kỳ họp

Ngoài ra, các đại biểu nghe các dự thảo nghị quyết, tờ trình về các nội dung liên quan điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường tránh ĐT 719 và cầu sông Dinh (thị xã La Gi); nâng cấp, mở rộng đường ĐT 717; đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn; khoản chi bổ sung thêm chức danh phó trưởng thôn, khu phố trong 8 tháng đầu năm 2021...


Các tin khác

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ