Người đàn ông thứ hai có triệu chứng đã mang virus (nhưng chưa xét nghiệm) và truyền qua cho người đàn ông vừa nhận kết quả khả quan 5 phút trước đó.
Anh ta cầm tờ kết quả di chuyển tự do, cơ quan chức năng chặn lại kiểm tra, anh ta trình kết quả xét nghiệm" không bị nhiễm" , cơ quan chức năng: " cho qua".
Các bên đều không biết rằng, người đang cầm tờ kết quả "không bị nhiễm" đã thật sự bị nhiễm virus (chỉ 5 phút sau khi nhận tờ kết quả trên tay, do tiếp xúc gần với người đã có virus cũng đang đi xét nghiệm) và tiếp tục lây cho những người khác (nếu tiếp xúc gần) vì anh ta và những người khác tưởng nhầm rằng anh ta " âm tính và không bị nhiễm".
ĐÂY LÀ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH ĐƯA RA, nhưng hoàn toàn rất thật.
Gợi ý: các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức nên cân nhắc khi đưa ra những quy định khiến mọi người CHEN NHAU ĐÔNG ĐÚC đi xét nghiệm kiểu như vậy.
Vào thời điểm này, CỨ ÁP DỤNG 5K triệt để (và tốt nhất ở yên trong nhà), CHỈ ĐI xét nghiệm khi thấy có TRIỆU CHỨNG để có thể điều trị kịp thời. Cân nhắc khi ra quy định kiểu "phải có kết quả âm tính mới được trở lại làm việc, hay mới được về quê" mà bỏ qua các yếu tố theo dõi, giám sát khác. Tờ giấy đó vô nghĩa ngay lập tức khi người cầm nó chủ quan, và nó sẽ gây nhầm tưởng cho cơ quan chức năng khi dừng lại kiểm tra. Vì tình hình hiện nay, người nào được cấp giấy kết quả "không bị nhiễm" dễ chủ quan, mà không biết rằng, có thể bị nhiễm chỉ sau 1 phút, nhưng anh ta cầm giấy qua hết cổng này tới cổng khác.
Cách làm hiện nay tính thực tiễn không cao nếu không áp dụng thêm các biện pháp phòng dịch theo quy định khác. Rất có thể, dịch bùng trong những ngày qua là do TẬP TRUNG XÉT NGHIỆM kiểu nà.