Tình hình thế giới gần đây

  • /
  • 2.11.2011 - 10:55

Về xu thế chung: hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới hoặc chiến tranh trực tiếp giữa các nước lớn. Tuy nhiên, cục diện thế giới luôn có những diễn biến phức tạp.

                Đảng cũng nhận định rằng “sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng”. Trong 9 tháng đầu năm, Thế giới đã phải chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp khó lường, thậm chí mang tính đột biến đối với tình hình ở nhiều khu vực, nhất là về an ninh, làm thay đổi bàn cờ thế giới. Nổi bật là 4 câu chuyện: động đất, sóng thần và rỏ rỉ hạt nhân tại Nhật Bản, Trung Đông - Bắc Phi, Biển Đông, tình hình nợ công tại Châu Âu và Mỹ.

Báo cáo chính trị Đại hội XI nêu“cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế”.
Mỹ - siêu cường duy nhất sau chiến tranh lạnh, cho tới nay, vẫn duy trì được ưu thế vượt trội và là siêu cường duy nhất có ảnh hưởng chi phối ở cấp độ toàn cầu: GDP 2010 khoảng 14.620 tỷ USD (gần gấp 3 Trung Quốc và Nhật Bản khoảng 5.800 - 5.900 tỷ USD); ngân sách Quốc phòng năm 2010 khoảng 762 tỷ USD bằng tất cả các nước 14 nước đứng kế sau cộng lại. Sức mạnh quân sự tạo cơ hội lớn cho Mỹ tăng cường ảnh hưởng, lan tỏa “sức mạnh mềm” của mình. Lối sống, văn hóa, tư tưởng tự do kiểu Mỹ đang lan rộng. Mỹ nắm quyền sở hữu hơn ½ mạng internet toàn cầu. Chính quyền Mỹ coi sức mạnh mềm là một nhân tố cấu thành sức mạnh quốc gia: sức mạnh cứng + sức mạnh thông minh + sức mạnh mềm. Tuy nhiên, thời gian Mỹ qua phải đối mặt với vấn đề lớn và đang suy yếu một cách tương đối. Gánh nặng của cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq và cuộc chiến chống khủng bố..... Hiện nay thất nghiệp của Mỹ là 9,1% (8/2011); thâm hụt ngân sách khoảng 1.100 tỷ USD; nợ công ngày 16/5/2011 đã chạm ngưỡng 14.300 tỷ USD. Chính quyền Obama đã phải thuyết phục Quốc Hội Mỹ nâng giới hạn trần thêm 2.400 tỷ và cam kết cắt giảm chi tiêu 2.100 tỷ USD trong 10 năm. Những khó khăn gần đây làm Mỹ suy yếu tương đối trong tương quan với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ khiến xu thế đa cực ngày càng phát triển.
Trung Quốc: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là nhân tố nổi bật quan trọng hàng đầu trong thế kỷ 21. Kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ 2 trên thế giới - năm 2010 GDP của Trung Quốc đạt 5.878 tỷ USD, là chủ nợ lớn của rất nhiều nước trên thế giới (trong đó có cả Mỹ). Tốc độ tăng trưởng quý I của Trung Quốc là 9,7%; nguồn dự trữ ngoại tệ đạt 3.197 tỷ USD (tăng 33% so 6 tháng 2010). Hồ Cẩm Đào đi Mỹ thỏa thuận kinh tế gần 60 tỷ USD trái phiếu Tây Ban Nha. Các nước châu Phi, Đông Nam Á lục địa, Trung Quốc viện trợ mà không đòi hỏi về các điều kiện dân chủ, nhân quyền, môi trường .... Mới đây ngày 20/8/2011, trong chuyến thăm của Trương Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị tới Campuchia hai bên ký tới 30 thỏa thuận hợp tác kinh tế. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, ưu tiên cho hải quân. Theo phát ngôn viên BQP công bố: chi phí quốc phòng năm 2011 đạt mức 91,5 tỷ USD tăng 12,7% so với năm 2010. Sản xuất được máy bay tàng hình J20, đang xúc tiến chế tạo tên lửa với tầm bắn 4.000km, phát triển hệ thống vệ tinh gắn với định hướng cho các tên lựa đạm đạo Đông Phương.Tăng cường quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy ngoại giao láng giềng, nâng cấp quan hệ chiến lược với Myanmar, Ukraina, song phương với các nước ASEAN (tìm cách chia rẽ nội khối ASEAN, đặc biệt trong vấn đề biển Đông). Tuy nhiên, về nội bộ, trước thềm đại hội XVIII, Trung quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp: hàng loạt bất ổn xã hội, biểu tình, bạo loạn diễn ra liên tục và rộng khắp tại 29 tỉnh thành, nhất là tại Tân Cương, Hà Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông thậm chí cả ở Bắc Kinh.
Nga quyết tâm trở lại vị trí cường quốc, kiên quyết phá thế bị động, bảo vệ lợi ích “sát sườn” trong quan hệ với Mỹ, phương Tây, tăng cường tiềm lực hạt nhân, đẩy mạnh tìm kiếm các tập hợp lực lượng mới. Ngađang chuẩn bị cho các cuộc bầu cử Duma quốc gia 12/2011 và bầu cử Tổng thống năm 2012. Thủ tướng Putin đã tuyên bố ra tranh cử và lập “Mặt trận Nhân dân toàn Nga” nhằm giành ưu thế trong bầu cử. Tổng thống Mét-vê-đép (5/2011) tổ chức họp báo đánh giá 3 năm làm Tổng Thống để khẳng định vai trò và đóng góp của mình đối với đất nước. Hiện nay kinh tế Nga đang hưởng lợi vì giá dầu lên cao do bất ổn tại Trung Đông - Bắc Phi: quý I/2011 GDP Nga tăng trưởng 4,4%, dự trữ ngoại tệ lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua đạt 500 tỷ USD. Nga mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí, ước tính tới 80 nước trên thế giới và đóng góp vào ngân sách mỗi năm khoảng 9-10 tỷ USD (chiếm 13-17% thị trường mua bán vũ khí trên thế giới). Nga cải thiện quan hệ đáng kể với Mỹ và phương Tây, tăng cường ảnh hưởng tại không gian hậu Xô-viết; tận dụng vị trí Âu-Á với diện tích 17 triệu km2 (lớn nhất thế giới) giàu tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên, Nga đã triển khai toàn diện và có hệ thống chính sách “ngoại giao năng lượng” với mục tiêu củng cố vai trò nhà cung cấp năng lượng hàng đầu cho Châu Âu và tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam và chính thức tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).
Nhật Bản tập trung toàn lực tái thiết đất nước. Quốc hội Nhật thông qua ngân sách 2011 với quy mô kỷ lục 92.411 tỷ Yên và ngân sách bổ sung lần 1 tài khóa 2011 để tái thiết 4.000 tỷ Yên. Nhật tiếp tục tăng cường củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ, Hàn Quốc, thể hiện mạnh mẽ lập trường chủ quyền lãnh thổ với Nga. Cùng các nước G4 (Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Braxin) ráo riết vận động thông qua nghị quyết mới về cải tổ HĐBA LHQ.Hạ Việt Nhật ngày30-8-2011 đã bầu Cựu Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda làm Thủ tướng mới. Tới đây Nhật sẽ có Chính phủ mới với nhiệm vụ tái thiết đất nước, chấm dứt khủng hoảng hạt nhân, ngăn chặn mức nợ công khổng lồ, điều chỉnh tỷ giá đồng Yên...
Liên minh Châu Âu (EU) với số dân khoảng 500 triệu người sống trên diện tích hơn 4,4 triệu km2; năm 2010, tổng thu nhập GDP lên tới 16,1 ngàn tỷ USD, chiếm 26% GDP thế giới, 45% trao đổi thương mại quốc tế (Mỹ 15%, TQ 10,5%, Nhật 6,3%) luôn là một trong ba trung tâm kinh tế chính trị của thế giới (cùng với Mỹ và Đông Á). Hiện nay EU đang đối mặt với 4 vấn đề: nợ công cao; chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ đã gây ra bức xúc xã hội ở nhiều nước (biểu tình tại Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, nổi loạn tại Anh...); chia rẽ trong nội bộ do quan điểm khác nhau trong việc xử lý dòng người tị nạn, nhập cư từ Bắc Phi và vấn đề tự do đi lại theo Hiệp ước Schengen; nguy cơ về xu hướng chủ nghĩa cực đoan (thảm sát tại Na Uy...).
Quan hệ giữa các nước lớn trở nên năng động, linh hoạt và phức tạp hơn,diễn ra trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, trong đó đối thoại và hợp tác giải quyết hoặc kiềm chế các điểm nóng, đối phó với các vấn đề toàn cầu chiếm ưu thế. Thời gian gần đây, cặp quan hệ Mỹ - Trung đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược vẫn rất quyết liệt trên một loạt vấn đề từ thâm hụt thương mại, tỷ giá đồng Nhân dân tệ, tới việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, tranh giành ảnh hưởng tại một số khu vực địa-chiến lược và trong các định chế quốc tế, lãnh thổ, tài nguyên tại Châu Phi, Trung Đông, Châu Á-TBD… Mỹ phản ứng mạnh với Trung Quốc trên vấn đề dân chủ, nhân quyền. Ở các cặp quan hệ khác, mặt hợp tác khá nổi trội như: Nga - Mỹ, Trung Quốc - Nhật Bản, Trung - Hàn Quốc, Mỹ - EU, Mỹ với Anh - Pháp và Trung Quốc - Ấn Độ.
Kinh tế thế giới đáng chú ý là: tốc độ phục hồi giảm (Ngân hàng Morgan Stanley hạ dự báo GDP toàn cầu từ mức 4,2% xuống còn 3,9% trong năm 2011 và từ 4,5% xuống còn 3,8% năm 2012). Dù tăng trưởng không đồng đều ở các khu vực khác nhau song tất cả đều giảm tốc độ tăng trưởng. + Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu (Ai len, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia), …có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu, đưa kinh tế thế giới vào thời kỳ suy giảm sâu hơn. Các biện pháp tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, tăng cường quản trị toàn cầu tiếp tục được thảo luận trên nhiều diễn đàn quốc tế như Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng G20 (04/2011), Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS (04/2011), Hội nghị G8 (5/2011), Hội nghị tương lại Châu Á (5/2011).... Các hội nghị này vừa khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của các nền kinh tế mới nổi, vừa phản ánh rõ nét hai mặt hợp tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc, trong giai đoạn tái cấu trúc hiện nay. Vai trò của các nước mới nổi ngày càng được quốc tế thừa nhận và hiện thực hóa trong các khuôn khổ hợp tác đa phương. G-20 thay thế G7/G8 trong vai trò cơ chế quản trị kinh tế vĩ mô toàn cầu và ngày càng đi vào thể chế hóa với sự tham gia của nhiều nước đang phát triển. Trào lưu liên kết kinh tế, ký kết các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, khu vực và liên khu vực phát triển mạnh mẽ với sự chủ động đi đầu của 3 trung tâm kinh tế lớn (Mỹ, EU, Trung Quốc) diễn ra sôi động nhất ở châu Á - Thái Bình Dương.
Các vấn đề an ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, đồng hóa văn hóa... ngày càng trở thành các thách thức lớn. Chính sách an ninh năng lượng ngày càng có vai trò đậm nét trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước lớn. Cạnh tranh giành giật nguồn cung dầu và năng lượng giữa các nước ngày càng quyết liệt, nguy cơ bùng nổ xung đột ở nhiều điểm nóng. Nguyên nhân của việc giá dầu tăng chủ yếu là do nhu cầu dầu tăng cao trong khi nguồn cung không tăng, đầu cơ, an ninh-xã hội bất ổn ở một số trung tâm sản xuất dầu lửa (Trung Đông, Mỹ Latinh...). Vừa qua, biến cố chính trị tại khu vực Trung đông - Bắc Phi tác động mạnh tới giá dầu và gây ra những biến động trên thị trường tài chính tạo ra tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế thế giới. Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực nổi lên gay gắt thời gian gần đây. Chỉ số giá lương thực tháng 4/2011 là 216,7 so với tháng 4/2010 là 141,7. Khủng hoảng lương thực bùng phát từ đầu năm 2008 đã tác động trầm trọng tới khoảng 30 nước, gần 1 tỷ người nghèo. Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, trong báo cáo triển vọng lương thực thế giới 2011) cho rằng 3 nguyên nhân chính: biến động thời tiết; nhu cầu tăng do mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 80 triệu người và dùng ngũ cốc để sản xuất ethanol thay thế dầu mỏ (Mỹ dùng 30% sản lượng ngô sản xuất đại trà, Trung Quốc nhập 80% sắn, khô xuất khẩu của Thái Lan để chế biến thành năng lượng sinh học); diện tích sản xuất lương thực và sản lượng giảm. Diện tích trồng lúa năm 2010 chỉ còn 155,1 triệu ha giảm 2,7 triệu ha, sản lượng gạo đạt 442,6 triệu tấn giảm 5,4 triệu tấn; giảm diện tích do đô thị hóa, biến đổi khí hậu -> băng tan -> nước biển dâng -> nhiễm mặn; năng xuất giảm do đất canh tác không còn màu mỡ, nguồn nước ngầm dưới địa tầng trái đất cạn kiệt do ô nhiễm, rừng bị chặt phá... FAO dự đoán giá lương thực toàn cầu năm 2011 sẽ tăng khoảng 10-20%.
Ngoài ra vấn đề an ninh nguồn nước đang trở thành vấn đề nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có vấn đề nước biển dâng, sử dụng nguồn nước bền vững đảm bảo quyền lợi của các nước hạ nguồn. Sử dụng hiệu quả và bền vững nước sông Mê Công đã thu thút sự chú ý trong dư luận trong 6 tháng qua. Việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sẽ có thể gây nên những ảnh hưởng nặng nề lâu dài về môi trường: mất bồi đắp phù sa (VD: riêng đập Xayabury có thể giảm lượng phù sa bồi đắp hạ lưu từ 20 triệu m3/năm xuống 7 triệu m3/năm), ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh, đến vựa lúa không chỉ của Việt Nam mà toàn khu vực, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng chục triệu người vùng hạ lưu sông Mê Công.
                                                                                    B.H (Theo nguồn tin của BTGTW)

  • |
  • 759
  • |

Các tin khác