UBND tỉnh Bình Thuận cung cấp thông tin liên quan đến một số dự án đầu tư trên địa bàn

Chiều 18-11, UBND tỉnh Bình Thuận họp báo thông tin liên quan đến bốn dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua việc không đấu giá đất, những thông tin này không chính xác, chưa đầy đủ, không mang tính xây dựng. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Ban của Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND, UBND tỉnh; một số Sở, ngành có liên quan.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận và đại diện lãnh đạo các Sở, ngành chức năng đã cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến bốn dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, cụ thể là các dự án: Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; Trường mầm non Lê Quý Đôn tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết; Dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, thành phố Phan Thiết; Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty cổ phần Tân Việt Phát.

Trong số các dự án này, nổi lên khu du lịch Biển Quê Hương do liên quan đến rừng phi lao cũng như chuyện đấu giá đất. Theo đại diện Sở TN-MT Bình Thuận, trong số 12ha đất của dự án này thì có 10ha thuộc địa bàn xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam. Đây địa bàn khó khăn, được ưu đãi đầu tư, miễn thuế đất,... nên theo quy định không phải thông qua đấu giá. Riêng 2ha còn lại thuộc địa bàn xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết của dự án là mục đích cộng đồng, chủ đầu tư không được phép kinh doanh,... Vì vậy, phần diện tích này cũng không nằm trong quy định đấu giá đất.

Lãnh đão Sở Tài nguyên Môi trường thông tin tại buổi họp báo

Đối với phần 7ha cây phi lao nằm trong phạm vi dự án Biển Quê Hương, cách đây 25 năm, khu vực này Nhà nước giao cho các địa phương trồng cây chống hoang hóa. Thời điểm này không có các khái niệm như chống sạt lở hay chắn gió chắn cát,... Đến bây giờ mới có những khái niệm này. Diện tích cây phi lao này là cây lâm nghiệp nhưng không phải trồng trên đất lâm nghiệp, nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng qua các thời kỳ. Vì số cây này do Nhà nước trồng nên xác định là tài sản trên đất. Vì vậy, địa phương đã thông qua đấu giá số cây này, số tiền thu được cũng như chi phí mà nhà đầu tư phải nộp để trồng thay thế là khoảng 400 triệu đồng. Hiện địa phương đã trồng thay thế tương đương diện tích này tại khu vực rừng phòng hộ. Khu vực này từ lâu chưa bao giờ xảy ra hiện tượng sạt lở.

Dự án Trường mầm non Lê Quý Đôn không thông qua đấu giá đất bởi đây là ngành nghề cần thu hút, ưu đãi đầu tư. Việc địa phương giao mặt bằng sạch, kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực này do ngân sách còn gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,... dự án này, địa phương chỉ giao cho chủ đầu tư trong vòng 25 năm.

Phóng viên đặt câu hỏi

Về Dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long, Xã Tiến Lợi và xã Tiến Thành, TP Phan Thiết của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 17-4-2017. Diện tích dự án là 1.228.452,6 m², trong đó diện tích 269.577,6 m² (26,9 ha) mặt nước ven biển nằm ngoài ranh giới địa chính của do UBND phường Đức Long và UBND xã Tiến Thành quản lý, không có đất liền theo đơn vị hành chính của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nên không đưa ra đấu giá. Còn lại đất của các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác đang sử dụng là: 958.875 m² (95,88 ha) phải thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời mồ mả, không có đất sạch nên không đủ điều kiện để đấu giá đất. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải phải ứng trước tiền bồi thường và đang phối hợp UBND TP Phan Thiết để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (trong phần diện tích này các khu tái định cư, chủ đầu tư có trách nhiệm phải thực hiện bàn giao cho Nhà nước), chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Lãnh đão Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn thông tin tại buổi họp báo

Về thông tin đấu giá quyền sử dụng đất và dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty Cổ phần Tân Việt Phát. Khu đất này thuộc 03 lô đất số 18, 19 và 20 với diện tích 9,26 ha thuộc quỹ đất hai bên đường ĐT.706B được quy hoạch xây dựng chi tiết, đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án đấu giá giao quyền sử dụng đất. Khu đất này được thông báo bán đấu giá 06 lần từ năm 2013 đến năm 2015, nhưng không có nhà đầu tư tham gia đấu giá. Ngày 16-1-2017, Công ty Cổ phần Tân Việt Phát có Công văn số 01.2017/CV-TVP xin chủ trương cho phép giao đất không thông qua hình thức đấu giá đối với 3 lô đất này theo quy định pháp luật. Do 03 lô đất được đưa ra đấu giá 06 lần nhưng không có người tham gia, nên UBND tỉnh Bình Thuận giao đất, cho thuê đất đối với 03 lô đất trên cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát theo đúng quy định của pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 22-4-2016 của UBND tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định, đối với 4 dự án đã cung cấp thông tin đều đủ điều kiện triển khai xây dựng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận mong muốn các cơ quan báo chí trong thời gian tới tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh để có những thông tin chính xác, khách quan về các dự án đầu tư, cũng như tuyên truyền khách quan các thế mạnh mà tỉnh đang kêu gọi, thu hút đầu tư./.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT

 

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ