Một số giải pháp trong công tác tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng trong các doanh nghiệp

  • /
  • 26.6.2013 - 16:20

Những năm qua, công tác tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động trong các doanh nghiệp thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh từng bước được đổi mới, nhất là từ khi đảng bộ ban hành Đề án số 249 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động ở các doanh nghiệp.

               Qua đó, đã tạo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong tổ chức thực hiện trên lĩnh vực công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng trong doanh nghiệp. Hiện nay, toàn Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh có 65 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 15 đảng bộ và 50 chi bộ cơ sở với 2.040 đảng viên. Số cơ sở đảng trong khu vực nhà nước có 25 cơ sở, với 1.366 đảng viên; khu vực ngoài nhà nước có 40 cơ sở với 676 đảng viên trên tổng số công nhân và người lao động toàn Đảng bộ là gần 16 nghìn người.

Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được đi vào nề nếp, thông thường sau khi tiếp thu Nghị quyết do Tỉnh ủy tổ chức; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch triển khai trong toàn đảng bộ và tổ chức các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt là cấp uỷ đảng, Giám đốc, Trưởng, Phó phòng, Ban Chấp hành các đoàn thể trong doanh nghiệp, và đảng viên; số còn lại cấp uỷ cơ sở có trách nhiệm triển khai, bảo đảm cho tất cả đảng viên đều được học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng tương đối thuận lợi so với các loại hình doanh nghiệp khác vì Bí thư cấp ủy đồng thời là lãnh đạo doanh nghiệp nên đã tạo mọi điều kiện để cán bộ, đảng viên được tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng đầy đủ; tỷ lệ đảng viên tham gia học tập đạt trên 98%; số còn lại không có điều kiện học tập trung, cấp ủy chi bộ phát tài liệu để đảng viên tự nghiên cứu hoặc tham gia học ghép với các chi bộ khác, và công nhân, người lao động được tham gia học tập, quán triệt đạt trên 80%, số còn lại giao trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể truyên truyền, phổ biến trong sinh hoạt. Đối với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phần đông được chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang nên việc tổ chức triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết, được cấp ủy, Ban Giám đốc quan tâm, Hội đồng quản trị đồng tình. Tỷ lệ đảng viên ở các chi, đảng bộ thuộc loại hình này tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết trên 95%. Đây là điều kiện thuận lợi để cấp uỷ cơ sở lãnh đạo, tổ chức thực hiện có kết quả về học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cấp ủy không phải là thành viên Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nên còn gặp khó khăn nhất là trong công tác tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, còn bị động về thời gian, cũng như việc bố trí sắp xếp cho người lao động tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, do hầu hết số công nhân và người lao động làm việc trực tiếp theo dây chuyền sản xuất; vì vậy việc học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng phải tổ chức bằng nhiều phương pháp linh hoạt, thông qua hệ thống loa phát thanh, băng hình, thông tin bằng tờ rơi, thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng, nhóm trưởng...

Đó mới chỉ là những kết quả bước đầu, trong thời gian đến cần có những giải pháp để việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng trong các doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn, đó là.

Thứ nhất, đa dạng và linh hoạt các hình thức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cổ động, nhất là hoạt động tuyên truyền miệng, in ấn các tài liệu nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để công nhân và người lao động tự nghiên cứu hoặc lồng ghép các các buổi sinh hoạt của các đoàn thể.

- Tập trung phát triển và sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, tạp chí...để truyền tải những nội dung cốt lõi của Nghị quyết đến với công nhân và người lao động.

- Sử dụng các phương tiện trực quan như: khẩu hiệu tuyên truyền, hệ thống loa phát thanh, chiếu phim tư liệu…

Thứ hai, nâng qua chất lượng hiệu quả việc học tập, quán triệt Nghị quyết, thực hiện tốt quy chế phối hợp với các địa phương,

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có đủ năng lực; phương pháp, kỹ năng, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tuyên truyền; công tác chính trị tư tưởng, đáp ứng uyên cầu, nhiệm vụ của đảng bộ.

- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giửa Đảng ủy Khối Doanh nghiệp và các huyện, thị ủy trong tỉnh về việc phối hợp về công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị, học tập, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên, công nhân, người lao động ở trên các địa bàn huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và các tổ chức đoàn thể.

- Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, tạo điểu kiện thuận lợi của chủ doanh nghiệp trong việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy để truyên truyền Nghị quyết của Đảng đến với đoàn viên, hội viên bằng các hình thức đa dạng, phong phú.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy trong việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Thường xuyên theo dõi đánh giá đúng tình hình tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết để có biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để chấn chỉnh kịp thời; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, chấn chỉnh những nơi làm chiếu lệ, hình thức.

- Tăng cường các giải pháp tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, đoàn thể; phối hợp có hiệu quả hơn với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân và người lao động.

                                                      Thế Minh


  • |
  • 736
  • |

Các tin khác