Kỷ niệm lần thứ 82 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2012) 82 năm Đảng bộ tỉnh Bình Thuận – những sự kiện lịch sử

  • /
  • 18.1.2012 - 17:30

Cuối năm 1930. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (tháng 2/1930), đến cuối năm 1930, tại Bình Thuận, 6 quần chúng trong tổ chức “Phản đế đồng minh hội” ở Tam Tân (La Gi) được kết nạp vào Đảng, thành lập chi bộ Đảng đầu tiên do đồng chí Ngô Đức Tốn làm bí thư.

Tháng 7- 8/1931:

Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm xuất hiện đầu tiên trong các cuộc đấu tranh do tổ chức Đảng ở Bình Thuận lãnh đạo. Địch khủng bố, phongtrào cách mạng tạm thời lắng xuống.

Tháng 6/1945:
 
Các đảng viên từ nhà lao Buôn Mê Thuột về Bình Thuận tiếp tục hoạt động, thành lập Ban vận động Việt Minh lâm thời do đồng chí Nguyễn Sắc Kim phụ trách.
 
Ngày 24/8/1945.
 
Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân Bình Thuận khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
 
Tháng 4/1947.
 
Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy Bình Thuận xây dựng căn cứ Triền, Ô Rô làm nơi đứng chân các cơ quan lãnh đạo.
 
Tháng 8/1949.
 
Tại Cóc Chua (nay thuộc Hồng Phong, Bắc Bình), Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tiến hành Đại hội lần I. Đồng chí Nguyễn Diêu được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Đình Huề làm Phó Bí thư.
 
Tháng 10/1950.
 
Tại căn cứ Ô Rô (nay thuộc Hồng Phong, Bắc Bình), Hội nghị cán bộ tỉnh bầu đồng chí Hồ Liên (Hoàng Bích Sơn) làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Nguyễn Diêu (giữa năm 1951, đồng chí Trương Chí Cương, Bí thư Ban cán sự Nam Trung bộ, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận). Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ, xây dựng vùng đất giáp ranh giữa Hàm Thuận và Hoà Đa thành căn cứ kháng chiến Khu Lê Hồng Phong. 
 
Tháng 8/1952.
 
Tại căn cứ Lê Hồng Phong, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần II. Đồng chí Nguyễn Côn, Bí thư Ban cán sự Cực Nam kiêm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Gia Tú làm Phó Bí thư. Sau đó do tình hình kháng chiến và sự phân công của tổ chức, các đồng chí lần lượt giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy: Trần Lê (1954), Võ Dân (1956), Nguyễn Gia Tú (1958, 1968), Lê Văn Hiền (1961).
 
Tháng 7/1961.
 
Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ , để phù hợp với việc chỉ đạo chiến trường, Liên khu V được tách thành hai khu V và VI. Bình Thuận thuộc Khu VI do Trung ương Cục miền Nam trực tiếp chỉ đạo.
 
Tháng 7/1970.
 
Tại căn cứ Xa Lôn, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần III. Đồng chí Lê Thứ (Mười Bắc) được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Quý Đôn làm Phó Bí thư. Sau đó đồng chí Nguyễn Quý Đôn thay đồng chí Lê Thứ làm Bí thư.
 
Ngày 19/4/1975.
 
Thị xã Phan Thiết được giải phóng, được chọn là ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận.
 
Ngày 23/4/1975.
 
Tỉnh Bình Tuy (huyện Hàm Tân và thị xã La Gi bây giờ) được giải phóng.
 
Ngày 20/12/1975.
 
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 19/NQ-TW “điều chỉnh việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam và hợp nhất một số tỉnh, thành trong cả nước thành một số tỉnh mới”; tách Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy thành lập tỉnh Thuận Hải.
 
Ngày 06/01/1976.
 
Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 05-QĐ/NS/TW về BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh Thuận Hải có 31 đồng chí (02 dự khuyết); đồng chí Lê Văn Hiền làm Bí thư, đồng chí Trần Đệ làm Phó Bí thư
thường trực.
 
Từ ngày 16/10-23/10/1979.
 
Tại thị xã Phan Rang Tháp Chàm, Đảng bộ tỉnh Thuận Hải tiến hành Đại hội lần IV. Đồng chí Lê Văn Hiền được bầu làm Bí thư, các đồng chí Trần Đệ, Trần Ngọc Trác làm Phó Bí thư. Đại hội họp bàn thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương
 
Từ ngày 16/10-23/10/1979.
 
Tại thị xã Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần V. Đồng chí Lê Văn Hiền được bầu làm Bí thư, các đồng chí Trần Đệ, Trần Ngọc Trác làm Phó Bí thư. Đại hội đã bàn nhiệm vụ: đẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá.
 
Từ ngày 03/3-07/3/1983.
 
Tại thị xã Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần VI. Đồng chí Lê Văn Hiền, UVBCHTW Đảng được bầu làm Bí thư, các đồng chí Trần Đệ, Trần Ngọc Trác làm Phó Bí thư.
 
Từ ngày 12/10-18/10/1986.
 
Tại thị xã Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần VII. Đồng chí Mãn Tấn Dũng được bầu làm Bí thư, các đồng chí Nguyễn Trung Hậu, Ngô Triều Sơn làm Phó Bí thư. Sau đó, đồng chí Nguyễn Trung Hậu làm Bí thư.
 
Ngày 20/10/1991.
 
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Thuận Hải thành 02 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Tên gọi và địa giới hành chính này được giữ nguyên cho đến ngày nay.
 
Ngày 14/3/1992.
 
Bộ Chính trị ra quyết định 227- NS/TW, chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Thuận gồm 28 đồng chí, đồng chí Ngô Triều Sơn làm quyền Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Đinh Trung, Ủy viên Thường vụ trực Đảng.
 
Từ ngày 29/12-31/12/1992.
 
Tại thị xã Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tiến hành Đại hội lần VIII. Đồng chí Đinh Trung được bầu làm Bí thư, các đồng chí Đặng Văn Hải làm Phó Bí thư, đồng chí Nguyễn Quang Tưởng làm Ủy viên Thường vụ trực Đảng.
 
Từ ngày 25/4-27/4/1996.
 
Tại thị xã Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần IX. Đồng chí Đinh Trung, UVBCHTW Đảng được bầu làm Bí thư, các đồng chí Đặng Văn Hải, Nguyễn Quang Tưởng làm Phó Bí thư.
 
Ngày 25/8/1999.
 
Chính phủ có Nghị định 81/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phan Thiết, thuộc tỉnh Bình Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Phan Thiết. 
 
Từ ngày 13/02-16/02/2001.
 
Tại thành phố Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần X. Đồng chí Nguyễn Ánh Minh, UVBCHTW Đảng, Phó BTC TW được Bộ Chính trị cử về làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Văn Tí được bầu làm Phó Bí thư.
 
Từ ngày 07/12-09/12/2005.
 
Tại thành phố Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần XI. Đồng chí Huỳnh Văn Tí được bầu làm Bí thư, các đồng chí Huỳnh Tấn Thành, Lê Tiến Phương làm Phó Bí thư.
 
Từ ngày 29/9-30/9/2010.
 
Tại thành phố Phan Thiết, Đảng bộ tỉnh tiến hành Đại hội lần XII. Đồng chí Huỳnh Văn Tí được bầu làm Bí thư, các đồng chí Lê Tiến Phương, Nguyễn Mạnh Hùng làm Phó Bí thư.
                                                         
Nguyễn Thành Tài
      
 

  • |
  • 862
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT

 

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

TƯ LIỆU LỊCH SỬ

THÔNG TIN CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

SINH HOẠT CHI BỘ