Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao tại tỉnh Bình Thuận trong tình hình hiện nay

Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tại Bình Thuận đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội bền vững của địa phương, nhất là từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” đến nay.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37-CT/TW và Chương trình hành động số 30-NQ/TU. Bên cạnh việc ban hành các văn bản phù hợp để triển khai thực hiện,  các cấp, các ngành trong tỉnh còn  xác định những chỉ tiêu, nhiệm vụ về đào tạo phát triển nhân lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nhân lực có tay nghề cao nói riêng, tạo chuyển biến tích cực trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Toàn tỉnh hiện có 24 cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, cơ cấu ngành nghề đào tạo tương đối đa dạng, cơ bản phù họp với nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương. Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo được thực hiện kịp thời, phát huy hiệu quả hoạt động, khắc phục được tình trạng chồng chéo, lãng phí nguồn lực xã hội. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001:2008 trong đào tạo, góp phần chuẩn hóa công tác quản lý đào tạo, bảo đảm chất lượng đầu ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm đều được nâng lên. Ngoài ra, công tác tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ được quan tâm thực hiện đạt kết quả bước đầu.

Qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, toàn tỉnh hiện có 717 cán bộ quản lý, giảng viên dạy nghề, trong đó có 575 giảng viên; đã đào tạo nghề cho 58.014 học viên, trong đó đã đào tạo nghề cho 37.615 lao động nông thôn. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ lao động được đào tạo bằng các hình thức đạt 64%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề được cấp chứng chỉ chiếm 24,37%. Ngoài ra, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã phối hợp tổ chức 2.707 lớp đào tạo nghề cho 110.819 người lao động, đoàn viên, hội viên, trong đó có trên 80% lao động có việc làm sau khi học nghề.

Công tác dự báo, định hướng đào tạo, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh được tăng cường. Định kỳ hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp tổ chức “Tư vấn mùa thi”, Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, các lớp “Khởi sự doanh nghiệp”..., đã cung cấp thông tin tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho nghiệp cho 142.870 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN); dạy nghề cho 3.200 ĐVTN; giới thiệu việc làm cho 1.890 quân nhân xuất ngũ; tổ chức 25 lớp “Khởi sự doanh nghiệp” cho 750 thanh niên; tổ chức 260 đợt tư vấn việc làm, định hướng tuyển sinh cho gần 100.000 lượt ĐVTN tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã cử tuyển 150 học sinh đi đào tạo bác sỹ theo địa chỉ tại Trường Đại học Y Dược cần Thơ và Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh để bổ sung nhân lực cho ngành Y tế.

Việc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo theo hướng “nhà trường gắn liền với doanh nghiệp”, phối hợp thực hiện học kỳ tại doanh nghiệp, góp phần giúp cho học viên có kiến thức thực tế, sau khi tốt nghiệp bảo đảm đạt chuẩn đầu ra, có cơ hội tìm được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo (85%). Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo đúng Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp.

Trong 05 năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, tranh thủ các nguồn lực xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; tỉnh đã bố trí 634.137 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo, đào tạo nghề để đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu đào tạo nghề của tỉnh. Mặt khác, các trường đào tạo nghề đã tăng cường liên kết đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, cung ứng lao động, gửi học sinh, sinh viên thực tập, kiến tập; gửi giảng viên tham gia thực tập sản xuất và cùng doanh nghiệp quản lý học sinh, sinh viên thực tập tốt nghiệp.

Trong thời gian qua, các trường dạy nghề của tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên như tiến hành miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo quy định; đồng thời phối hợp Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh giải ngân 362,986 tỷ đồng cho 347 tổ liên kết vay vốn/14.753 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu sổ, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để trang trải chi phí học tập, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Công tác hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao được quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, chuyến giao công nghệ và hợp tác quốc tế để vận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào công tác đào tạo nghề; có 75 ứng viên đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài theo Đề án 100, Đề án 165 của tỉnh và Trung ương.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tại Bình Thuận vẫn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, như công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin nghề nghiệp và tư vấn học nghề chưa đến được ở vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác chiêu sinh đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn vì tâm lý coi trọng bằng cấp;  quy mô đào tạo nghề chưa theo kịp Ọuy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội; tỷ lệ học viên, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành chưa cao; còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” giảng viên; chương trình, nội dung dạy nghề chủ yếu dựa vào chương trình khung, chưa thật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó nguyên nhân chính thuộc về vai trò của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các ngành chức năng, người đứng đầu các đơn vị, địa phương. Ngoài ra, một số chính sách ưu đãi thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề chưa thu hút nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư; công tác dự báo nhu cầu nhân lực có tay nghề cao và quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp chưa phù hợp với thực tế, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tuy được đầu tư kết cấu hạ tầng nhưng chậm thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động nên chưa tạo ra nhiều việc làm mới để thu hút lao động tham gia đào tạo nghề, nhất là các nhóm ngành nghề đòi hỏi có yêu cầu kỹ thuật như: điện, cơ khí, máy tính,...

Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Chỉ thị số 37-CT/TW, Chương trình hành động số 30-NQ/TU và các văn bản của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nhân lực có tay nghề cao nói riêng, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo phát trieẻn nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tể - xã hội của địa phương.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, như:

- Tăng cường hơn nữa công tác quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; trong đó, chú ý:

+ Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và của tỉnh đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, rà soát các chính sách có liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Định kỳ hàng năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên dạy nghề học tập, nâng cao trình độ tay nghề; có chính sách khuyến khích nghệ nhân ở các làng nghề tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực ở địa phương.

+ Làm tốt công tác định hướng đào tạo nghề dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, thị trường lao động, góp phần tăng tỷ lệ người lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.

+ Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chú ý kỹ năng thực hành tay nghề, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và người lao động.

+ Tăng cường liên kết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên dạy nghề của tỉnh với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy phù hợp với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp, đáp úng nhu cầu lao động qua đào tạo có tay nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Làm tốt công tác tư vấn, tuyên truyền học nghề, đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo các cấp độ cao đang, trung cấp theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đổi mới phương thức đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đối mới nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phù họp với cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bàng các hình thức lên 70% vào năm 2020.

Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên dạy nghề, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuấn theo quy định, đảm bảo đủ về sô lượng, nâng cao chất lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật làm giảng viên dạy nghề. Có chính sách huy động chuyên gia kỹ thuật, kỹ thuật viên, thợ lành nghê bậc cao từ các doanh nghiệp; các cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm và nghệ nhân làm giảng viên thực hành tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đây mạnh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đào tạo nghề.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác đào tạo nghề; đẩy mạnh các cuộc vận động, kết họp nhiều biện pháp, hình thức triển khai để huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Tiếp tục huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội để đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghê cao.

Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực và việc làm. Tăng cường tư vấn học nghề, giúp cho người lao động tiếp cận thông tin, lựa chọn định hướng học nghề. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp. Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gắn với các dự án đầu tư, các làng nghề, đảm bảo cho học viên có việc làm ổn định sau khi học nghề, chú ý làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm việc chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao nói riêng.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT