05 năm triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở huyện Tánh Linh (2008 - 2013)

  • /
  • 31.5.2013 - 14:42

Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá XI) ban hành Chỉ thị số 37 –CT/TU ngày 01/8/2008 “về việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp” (gọi tắt là Chỉ thị 37-CT/TU), Ban Thường vụ Huyện uỷ Tánh Linh tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác này, tập trung ở cơ sở (xã, thị trấn).

                Các chi, đảng bộ cơ sở tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác này trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý chí, tình cảm cách mạng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện.

Qua 05 năm thực hiện, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương ở huyện Tánh Linh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Toàn huyện đã in ấn phát hành 06 tập lịch sử truyền thống của các xã: Gia An – 50 năm đấu tranh xây dựng và phát triển (1958-2008), Lịch sử truyền thống xã Suối Kiết (1945-2010), Đức Phú – 35 năm hình thành và phát triển (1975-2010), Bắc Ruộng những mốc son lịch sử (1957-2010), Gia Huynh – 50 năm đấu tranh và xây dựng (1960-2010), Lịch sử truyền thống xã Đức Thuận (1960-2010); nâng tổng số sách phát hành từ trước đến nay trong toàn huyện lên 09 quyển.

Đến đầu năm 2013, ngoài thị trấn Lạc Tánh đang triển khai các bước biên soạn, tổ chức hội thảo, các xã còn lại của huyện đã hoàn thành biên soạn, làm thủ tục phát hành. Hầu hết, các tập lịch sử đều biên soạn xuyên suốt hai thời kỳ trước và sau năm 1975, cụ thể gồm: Lịch sử truyền thống xã Đức Tân (1975-2010), Truyền thống đấu tranh cách mạng xã La Ngâu (1950-2010), Lịch sử truyền thống xã Nghị Đức (1960-2010), Lịch sử truyền thống xã Đức Bình (1945-2010), Lịch sử truyền thống xã Măng Tố (1945-2010), Truyền thống kháng chiến cứu nước và xây dựng quê hương của nhân dân xã Huy Khiêm (1960-2010), Đồng Kho- 60 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1950-2010).

Các tập lịch sử sau khi xuất bản được Huyện uỷ Tánh Linh chỉ đạo tuyên truyền, nhất là trong thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên. Các cơ quan tuyên truyền xây dựng kế hoạch, chương trình, chuyên mục, tin bài và tổ chức chuyển tải nội dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện và xã đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đài truyền thanh – truyền hình huyện mở chuyên mục tuyên truyền trên sóng phát thanh hàng tuần với thời lượng 10 phút chuyên mục, tuyên truyền lịch sử Đảng bộ tỉnh và huyện. Ở các xã, thị trấn bằng nhiều hình thức khác nhau cũng tích cực chuyển tải nội dung lịch sử đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Công tác giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong hệ thống trường phổ thông trên địa bàn huyện được thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục quy định (cấp II, III từ 1-2 tiết/năm; tiểu học (lớp 5) 2 tiết/năm). Đồng thời các trường lồng ghép nội dung lịch sử truyền thống địa phương trong sinh hoạt ngoại khoá, hội thi, hội diễn… Ngoài ra, sách lịch sử truyền thống được đặt tại tủ sách tư pháp của xã, thư viện các trường học để cán bộ, giáo viên, nhân dân, nhất là đoàn viên, học sinh tìm hiểu thêm về truyền thống quê hương.

Nhìn chung, các tập sách lịch sử xuất bản của huyện Tánh Linh đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, nội dung mang tính thống nhất chung với lịch sử Đảng bộ huyện và tỉnh. Bên cạnh đó, nội dung tư liệu thể hiện khá phong phú, nêu bật  nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, góp phần làm rõ thêm lịch sử của Đảng bộ huyện và tỉnh. Các tập sử đã thể hiện các sự kiện lịch sử của địa phương khá đầy đủ, chân thật, sinh động; khắc phục việc phản ánh một chiều, có đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm của địa phương qua một chặng đường lịch sử hình thành, phát triển, đấu tranh, giành độc lập và xây dựng quê hương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, 05 năm (2008-2013) công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của huyện Tánh Linh vẫn còn một số hạn chế như: một số cấp uỷ xã, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch còn chậm, Ban chỉ đạo một số xã hoạt động chưa tích cực; việc khai thác tư liệu ở cơ sở gặp nhiều khó khăn nhất là tư liệu trước năm 1983 (khi chưa tái lập huyện); cán bộ chuyên trách làm công tác nghiên cứu lịch sử chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế nên chất lượng tham mưu cho công tác này còn nhiều hạn chế; một số tập lịch sử biên soạn vẫn chưa đạt chất lượng do nguồn tư liệu thành văn, tư liệu nhân chứng sống chưa được khai thác tốt để đưa vào lịch sử…

Với 100% các xã, thị trấn đã triển khai công tác biên soạn lịch sử, thể hiện Ban Thường vụ Huyện uỷ Tánh Linh đã tích cực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị 37-CT/TU. Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử truyền thống huyện đã có nhiều cố gắng tập trung chỉ đạo việc biên soạn lịch sử truyền thống xã, thị trấn theo kế hoạch. Cấp uỷ các xã, thị trấn có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện, nhất là bố trí người phụ trách, tổ chức khai thác tư liệu; sự đóng góp tích cực và có trách nhiệm của các nhân chứng lịch sử đối với quê hương. Huyện Tánh Linh là một trong những đơn vị thực hiện Chỉ thị 37-CT/TU đạt kết quả tốt trong toàn tỉnh.                                             

                                                  Hà Nhi - Thành Tài 


  • |
  • 701
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT