Những đổi mới của Luật Đất đai năm 2013

            So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương, 212 điều (tăng 7 chương, 66 điều). Luật Đất đai năm 2013, có những đổi mới quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW củaHội nghị lần thứ 6 (khoá XI) Ban Chấp hành Trung ương.

             Trong đó tập trung 6 vấn đề chủ yếu sau:

       1. Quy định cụ thể những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng, hình thức sử dụng đất và điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

       2. Đổi mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng quy định rõ hơn mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định đầy đủ, rõ căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cuả từng cấp, đặc biệt quy định cụ thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện, làm căn cứ thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng.

       3. Các quan hệ đất đai chủ yếu được chế định theo hướng xoá bỏ dần cơ chế bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai; từng bước vận hành theo cơ chế thị trường.

       4. Hoàn thiện một bước cơ chế tài chính trong việc cấp quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất nhằm phát huy ngồn lực đất đai thông qua quy định của Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mở rộng đối tượng thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đất.

       5. Tăng cường hơn công khai, minh bạch và dân chủ hoá trong quản lý sử dụng đất thông qua các quy định cụ thể về những trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất; quy định đăng ký đất đai là bắt buộc và việc đăng ký đất đai trên mạng điện tử; quy định khung pháp lý về thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; quyền tiếp cận thông tin đất đai; việc tham gia của người dân, doanh nghiệp, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong việc bố trí tái định cư, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; giám sát công tác quản lý, sử dụng đất củacác cơ quan dân cử, của công dân và hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và các địa phương.

       6. Thiết lập bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư.

       Việc triển khai phổ biến Luật Đất đai và các nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2013, nhằm làm cho cán bộ, công chức nắm vững chính sách pháp luật cuả Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, góp phần vào việc tuyên truy, giáo dục pháp luật đến với người dân, tạo chuyển biến tích cực trong việc triển khai luật Luật Đất đai đi vào cuộc sống. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức cuả người dân và góp phần giám sát việc triển khai thực hiện Luật Đất đai hiệu quả.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT