Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Lịch sử Đảng (24/01/1962 – 24/01/2012) Một số quan điểm cơ bản của Đảng về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương

  • /
  • 16.1.2012 - 8:47

Sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo đã đạt được những kết quả quan trọng.

              Trên hành trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước ta cũng gặp khó khăn, thách thức, trong đó có sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Nhiều luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử, hàng ngày, hàng giờ được tung lên phương tiện thông tin đại chúng, tác động đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tình hình đó yêu cầu phải đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận, nhất là công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, khẳng định “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng và dân tộc. Công tác này cần tiến hành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, làm rõ chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng bộ các cấp cũng như cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lịch sử Đảng bộ địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử toàn Đảng. Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, bên cạnh là nhiệm vụ cách mạng từng địa phương, còn góp phần khẳng định đường lối cách mạng của Đảng đúng đắn và khoa học.  

Từ ngày 08 đến ngày 16-8-1948, tại Hội nghị cán bộ Trung ương, Báo cáo tình hình và nhiệm vụ mới của Đảng đã đánh giá nhiều kinh nghiệm quý báu, trong đó có việc Trung ương chưa tổng kết viết lịch sử Đảng. Trung ương cần thành lập Ban viết lịch sử Đảng và “ở các tỉnh, thành phố, thành lập Tiểu ban sưu tầm, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, do Ban Tuyên huấn lãnh đạo” 1]. Đây là văn bản đầu tiên,Đảng ta đề cập đến công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.  
Tháng 6-1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần III giao cho Ban Chấp hành Trung ương triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Ngày 24-01-1962, Bộ Chính trị (khóa III) ra Nghị quyết 41 –NQ/TW thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương với một số nhiệm vụ như: sưu tầm, xác minh, lưu trữ và bảo quản tài liệu; nghiên cứu, biên soạn quyển lịch sử Đảng; đồng thời “hướng dẫn và giúp đỡ các đảng bộ địa phương trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử của đảng bộ địa phương...”2]. Nghị quyết 41 – NQ/TW đã khai sinh ra ngành khoa học xã hội mới: khoa học Lịch sử Đảng.
Tiếp đó ngày 28-9-1962, Ban Bí thư (khóa III) ra Thông tri 91 –TT/TW về việc thành lập Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng ở các khu, thành, tỉnh miền Bắc và Thông tri số 164 – TT/TW ngày 30-7-1965 về nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng địa phương miền Nam. Các ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương miền Bắc, giúp cấp ủy xây dựng bản lịch sử đấu tranh của Đảng bộ địa phương. Còn công tác nghiên cứu lịch sử Đảng của các địa phương miền Nam đang tiến hành ở miền Bắc hiện nay là một bộ phận của công tác nghiên cứu lịch sử Đảng toàn quốc. 
Ngày 09-12-1974, Ban Bí thư ra Thông tri 309 – TT/TW về một số công tác của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương và chấn chỉnh cơ sở. Miền Bắc cơ cấu cán bộ gọn nhẹ, có năng lực nghiên cứu, bảo đảm công tác lâu dài. Miền Nam do cấp ủy Đảng tại chỗ trực tiếp lãnh đạo mọi mặt. Các đồng chí tập kết ra Bắc từng làm công việc này, tùy theo điều kiện, chuyển thành cộng tác viên Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương hoặc về miền Nam, tiếp tục chuyên trách nếu có khả năng.
Sau giải phóng miền Nam, ngày 10-3-1978, Ban Bí thư (khóa IV) ra Chỉ thị 39-CT/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng các đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài nhiệm vụ trong văn bản trước đây, các Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương còn tham gia ý kiến, cung cấp tư liệu, cộng tác với cơ quan địa phương xây dựng bảo tàng cách mạng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống... Ngày 14-10-1982, Ban Bí thư (khóa V) ra Thông tri 18-TT/TW về công tác nghiên cứu Lịch sử Đảng ở các tỉnh, thành phố và đặc khu, khẳng định hoạt động các Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố và đặc khu về cơ bản vẫn tiếp tục theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Chỉ thị 39 (năm 1978); cấp ủy địa phương trực tiếp lãnh đạo Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương về mọi mặt. 
Đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX thế giới có nhiều biến động, song với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong giai đoạn cách mạng mới, công tác tư tưởng, lý luận, trong đó công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương được Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo.
Ngày 06-3-1999, Hội nghị tổng kết ngành Lịch sử Đảng toàn quốc diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 10 năm từ khi giải thể các Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng địa phương sáp nhập vào Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, những người làm công tác lịch sử Đảng bộ địa phương mới có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nghề nghiệp. Tại hội nghị, nhiều đại biểu kiến nghị Viện Lịch sử Đảng cần báo cáo Bộ chính trị về tình hình công tác lịch sử Đảng bộ địa phương, để Trung ương chỉ đạo trong thời gian tới.
Ngày 28-8-2002, Ban Bí thư (khóa IX) ra Chỉ thị 15 – CT/TW tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kết quả của những trăn trở qua bao năm chờ đợi; là kết quả của 4 năm nghiên cứu lý luận, thực tiễn từ hội nghị tổng kết ngành năm 1999, tạo nên hướng đi mới, tìm lại một thời hoàng kim đã qua của công tác lịch sử toàn Đảng; công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Trong Chỉ thị 15, Ban Bí thư (khóa IX) đưa ra một số yêu cầu:
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác lịch sử Đảng từ Trung ương đến địa phương và toàn thể đảng viên; Ban Thường vụ các cấp ủy đảng có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác lịch sử Đảng bộ địa phương.
- Nhiệm vụ công tác lịch sử Đảng trong các văn bản trước năm 2002 vẫn còn giá trị; chất lượng nghiên cứu phải nâng cao, góp phần vào công tác tổng kết thực tiễn, công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.
- Viện Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhlà cơ quan chuyên môn đầu ngành, tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng; chỉ đạo chuyên môn và hướng dẫn nghiệp vụ lịch sử Đảng đối với các địa phương.
- Cấp ủy các tỉnh, thànhvà phòng Lịch sử Đảng địa phươngtổ chức và chỉ đạo, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương.
- Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng toàn quốc, lịch sử Đảng bộ địa phương, quan hệ giữa Trung ương với cấp ủy địa phương, phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh, Thành ủy là sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn.
Ngày 02-3-2008, tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư (khóa IX), đồng chí Trương Tấn Sang (lúc này là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư) đánh giá kết quả, hạn chế và giao nhiệm vụ cho ngành. Thời gian đến, ngành Lịch sử Đảng lưu ý một số vấn đề: Một là, đề cao trách nhiệm, tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Hai là, chú ý việc thẩm định sách lịch sử Đảng để nâng cao chất lượng, tính tư tưởng, tính đảng, tính khoa học, chân thực của các công trình lịch sử Đảng; Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, rộng khắp và phù hợp với mọi đối tượng; Bốn là, làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và kiện toàn đội ngũ cán bộ lịch sử Đảng; Năm là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác lịch sử Đảng.
Trong chặng đường hơn 80 năm từ khi thành lập, xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác lịch sử Đảng toàn quốc, lịch sử Đảng bộ địa phương. Một số văn bản như: Thông tri 91 (năm 1962), Thông tri 164 (năm 1965), Chỉ thị 39 (năm 1978), Chỉ thị 15 (năm 2002)… của Ban Bí thư đã tập trung chuyên về chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương là cơ sở để ngành lịch sử Đảng củng cố và phát triển; công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương được đẩy mạnh.
                                                                           Nguyễn Thành Tài
 


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.309.
[2] Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1962), Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 24/01/1962 của Bộ Chính trị về Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Trung ương, (lưu tại Ban TGTU Bình Thuận), tr.2.

 


  • |
  • 868
  • |

Các tin khác