Bình Thuận hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

  • /
  • 17.2.2012 - 14:13

Từ khi Ban Bí thư có Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 30/11/2005 “ về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 03/5/2006 và Kế hoạch số 16-KH/TU, ngày 03/10/2011 nhằm cụ thể hóa Chỉ thị và Thông báo kết luận số 27-TB/TW, ngày 09/5/2011 của Ban Bí thư.

              Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có Hướng dẫn số 28-HD/BTGTU, ngày 27/10/2011, về triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện các Chỉ thị và Kế hoạch của Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Từ cấp tỉnh đến cơ sở đều thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS. Thường trực BCĐ tỉnh đã phát động tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương từ ngày 10/11/2011 đến ngày 10/12/2011, phân công địa bàn cho các thành viên theo dõi đôn đốc, giám sát, hỗ trợ các hoạt động ở các tuyến huyện, thị, thành phố và các tuyến xã, phường, thị trấn trọng điểm. Triển khai và phối hợp thực hiện đồng bộ chặt chẽ với nhiều hình thức, nội dung và các hoạt động phong phú có trọng tâm của các hội đoàn thể, các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở như: Giáo dục, Công an, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, báo, đài, các câu lạc bộ, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS...đã tổ chức nhiều lượt chiếu phim, tuyên truyền lưu động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng phim phóng sự về phòng chống HIV/AIDS; phát sóng, viết bài; thi tìm hiểu về Luật phòng, chống HIV/AIDS; thăm hỏi gia đình có người bị lây nhiễm, các nhóm đồng đẳng; phát tờ rơi, tạp chí sức khỏe và gia đình, sách mỏng, băng, đĩa, treo khẩu hiệu, dán áp phích ở các tuyến đường phố chính....Các trung tâm huyện, thị, thành phố đã tổ chức các cuộc mittinh, diễu hành thu hút hơn 7.250 lượt đoàn viên tham gia. Đặc biệt có 127/127 xã phường, thị, trấn với gần 40.000 người tham gia tháng hành động phòng chống HIV/AIDS.

Thông qua tháng hành động phòng chống HIV/AIDS, nhìn chung các cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân đã nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, từ đó tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt sâu rộng Chỉ thị 54 và Thông báo kết luận 27 của Ban Bí thư tạo sự chuyển biến tốt về nhận thức và hành động về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng. Tuy nhiên để công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao cần có sự tham gia sâu rộng của toàn xã hội, tạo nên phong trào toàn dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS. Triển khai sâu rộng chương trình thông tin, giáo dục truyền thông làm người dân hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu đầy đủ về tác hại cũng như tính chất nguy hiểm của dịch HIV/AIDS; lập hồ sơ, quản lý chặt chẽ và tăng cường công tác điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; tăng cường phối hợp điều tra, bắt giữ, triệt phá các đường dây buôn bán và vận chuyển ma túy. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội phải được lồng ghép chặt chẽ với các chương trình phát triển KT-XH khác như giảm nghèo, đào tạo nghề, giới thiệu việc cho các đối tượng cai nghiện; phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội; phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”…

                                                                                             Bích Hoàn


  • |
  • 740
  • |

Các tin khác