Tham dự hội nghị có: Đại diện Thường trực HĐND tỉnh; Đại diện UBND tỉnh; Các vị đại biểu Quốc hội tại địa phương; Đại diện lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin truyền thông; Sở Tư Pháp; Trung Tâm Trợ giúp pháp lý; Viện Kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân; Thi hành án dân sự tỉnh; Thanh tra tỉnh; Công an tỉnh; Quân sự tỉnh; Biên phòng tỉnh; Hội Luật gia; Đoàn Luật sư; Ban Pháp chế HĐND tỉnh… Theo dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có 8 chương, 50 điều. Đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu và cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) như:
* Về người được trợ giúp pháp lý (Điều 7): Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần quy định đầy đủ những người đang được trợ giúp pháp lý theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. Ý kiến khác tán thành với quy định về người được trợ giúp pháp lý như trong dự thảo Luật để phù hợp với nguồn lực của đất nước...
* Về xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý: Một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật chỉ chú trọng đến việc huy động luật sư, các tố chức luật sư và tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý mà chưa tạo điều kiện để phát huy hết vai trò của các tổ chức, cá nhân có điều kiện và khả năng tham gia trợ giúp pháp lý; đề nghị cần tiếp tục đa dạng hóa, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý…
* Về Trung tâm trợ giúp pháp lỷ nhà nưởc: Có ý kiến đề nghị quy định Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là trung tâm điều phối và không trực tiếp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, không phải là đơn vị thuộc Sở Tư pháp.
* Về Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Nhiều ý kiến thống nhất việc cần rà soát, sắp xếp để tổ chức lại hệ thống Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bảo đảm hoạt động hiệu quả; tuy nhiên, để có sơ sở pháp lý cho các Chi nhánh sau sắp xếp lại vẫn tiếp tục hoạt động, cần có quy định trong Luật về tổ chức này như trong Luật Trợ giúp pháp lý hiện hành…
* Về tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý (Điều 19): Nhiều ý kiến tán thành việc nâng cao tiêu chuẩn của Trợ giúp viên pháp lý tương đương tiêu chuẩn của luật sư để bảo đảm tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý.
* Về các hình thức trợ giúp pháp lỷ (khoản 2 Điều 28): Các ý kiến đều tán thành quy định về 3 hình thức trợ giúp pháp lý như trong dự thảo Luật. Bên canh đó, có một số ý kiến đề nghị nghiên cứu kế thừa quỵ định về “hình thức trợ giúp pháp lý khác” của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trong đó có trợ giúp pháp lý lưu động, hòa giải, sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, cũng cấp thông tin pháp lụật, tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật...
* Về người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 18): Có ý kiến cho rằng hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động của luật sư công và do đó, dự thảo Luật nên điều chỉnh thành hình thức luật sư công cho phù hợp.
* Về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý (Điều 47): Có ý kiến cho rằng quy định về thời gian giải quyết khiếu nại (03 ngày làm việc và 15 ngày), thủ tục giải quyết khiếu nại (không có thủ tục khởi kiện ra Tòa) như trong dự thảo Luật là chưa phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại.
Đó là một số vấn đề chính của dự thảo luật còn có ý kiến khác nhau mà Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tổ chức thảo luận tại hội nghị./.