Một số kết quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Thuận

       Trong năm qua, Cơ quan thường trực Hội đồng và các thành viên của Hội đồng phối hợp tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và đạt được nhiều tiến bộ, đã xác định các nội dung trọng tâm cần phố biến, bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội tại địa phương, các văn bản pháp luật mới ban hành được triển khai kịp thời.

       Ban Dân tộc đã phối hợp tổ chức 09 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại 09 xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số với 450 lượt người tham dự. Nội dung tuyên truyền tập trung vài 05 vấn đề chính như: Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 về một số chính sách quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế… Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 969 cuộc với 115.313 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự; Tổ chức mở 04 lớp tập huấn tuyên truỵền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 05 lớp tập huấn “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” cho 350 cán bộ, hội viên, nông dân; phối hợp các ngành tổ chức tập huấn 11 lớp/928 hội viên, nông dân về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực gia đình…

       Hội Luật gia tỉnh và Hội Luật gia các huyện, thị xã, thành phố đã phối họp tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho 300.490 lượt người tham dự và 5.330 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuât, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho 9.589 người dân có nhu cầu, trong đó có 5.981 đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí là gia đình thuộc diện chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức đã xây dựng được 169 tổ, đội với 1.721 hội viên, trong đó 100 tổ ANTT với 881 hội viên; 37 tổ cảm hóa giáo dục với 517 hội viên; 21 tổ BVMT với 245 hội viên; 11 tổ ATGT với 78 hội viên. Ngoài ra cựu chiến binh còn tham gia làm nòng cốt trong các tổ hòa giải, tổ phòng chống ma túy, bạo lực gia đình ở địa bàn thôn, tổ dần phố. Các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức được 103 buổi tuyên truyền, PBGDPL cho trên 21.047 lượt cán bộ, hội viên, cựu quân nhân tham gia.

       Sở NN&PTNT đã tổ chức 102 lớp tập huấn chuyên môn, phổ biến các văn bản pháp luật mới về bảo vệ thực vật, kiến thức pháp luật về thú y, chăn nuồi, hoạt động giết mổ, an toàn vệ sinh nông, thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý hoạt động khai thác thủy sản,... với 4.880 lượt người tham dự; tố chức 15 đợt kiểm tra và cấp 138 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cho 151 đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp; đã in ấn phát hấnh, cấp phát 16.864 tài liệu các loại về an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… Sở Tư pháp đã tổ chức các Hội nghị tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới như Hội nghi cấp tỉnh quán triệt, triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản luật được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII,... cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, đại diện UBND và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố. Biên tập và phát hành 3.000 quyển Bản tin Tư pháp với các số chuyên đề về Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự… Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở cho 10/10 huyện, thị xã, thành phố với 830 đại biểu là Hòa giải viên của 714 Tô hòa giải và đại diện lãnh đạo các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phôi hợp với các tô chức thành viên, các ngành liên quan tiếp tục thực hiện Đề án “Tiêp tục xây dựng và đây mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đông dân cư giai đoạn 2013-2016” …

       Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phổi hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền, phổ biến pháp luật vê biên, đảo ở các địa phương, đơn vị. Hoạt động tập trung vào tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật về biển, đảo của Việt Nam và quốc tế; cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc, kích động gây phức tạp tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy; công tác đấu tranh, tố giác hành vi buôn lậu ma túy trên biển; nhiệm vụ phối hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc giữa các lực lượng vũ trang và ngư dân trên biển; nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên biển. Thường xuyên chuyển tải vào Đề cương Thời sự, tập Thông tin công tác tuyên giáo các văn bản dưới luật của các bộ, ngành trung ương, địa phương và các văn bản liên quan đến việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước phục vụ cho sinh hoạt chi bộ và làm cơ sở cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các câp tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

       Bộ CHQS tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn triển khai thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và các nghị định, thông tư liên quan đến quốc phòng địa phương cho 68 đông chí lãnh đạo ban ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh và lãnh đạo cấp huyện; 01 lớp tập huân cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật LLVT tỉnh vê nội dung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND,... In ấn và cấp phát 32.000 tờ rơi tuyên truyền Nghị định 130/2015/NĐ-CP ngày 18/12/2015 của Chính phủ về huy động phương tiện, nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo Việt Nam và 36.000 tờ rơi tuyên truyền một sô nội dung cơ bản vê công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đên năm 2020 và những năm tiếp theo.

       Sở Giao thông vận tải phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận thực hiện chuyên mục “An toàn giao thông” có thời lượng 15 phút/chương trình vào thứ 6 và thứ 7 hàng tuần; chuyên mục “Văn hóa giao thông” với thời lượng 30 phút vào thứ 5 và thứ 6 hàng tuần. Sở Công thương đã tổ chức 06 đợt tuyên truyền với 604 lượt người tham dự, cụ thể đã tổ chức tập huấn Nghị định số 18572013/NĐ-CP ngày 15/11/2013- của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giải đáp những thắc mắc trong nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường. Ngoài ra, tổ chức tập huân Thông tư sô 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 của Bộ Công thương quỵ định chi tiết một sổ điều của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 vê kinh doanh khi với 200 lượt người tham gia.

       Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh đã xây dựng nhiều chuyên mục với nhiều hình thức khác nhau nhằm mang đến cho bạn nghe và xem đài những cách tiếp cận mới phong phú và đa dạng về pháp luật với các chuyên mục như: “An toàn giao thông”, “An ninh Bình Thuận”, “Biển đảo Quê hương”, “Tìm hiểu pháp luật”, “Cải cách hành chính”, “Hộp thư bạn xem Đài”, “Pháp luật và cuộc sống”,.-- Lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong “Chương trình Tiếng Chăm” được phát sóng hàng tuần đến với đồng bào Chăm”. Chương trình “Biển đảo Quê hương” tuyên truyền về Luật Biển Việt Nam, chủ quyền Biến, đảo Việt Nam và kinh tế biển…

       Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là: có lúc hoạt động còn rời rạc, thiếu tập trung, chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch thực hiện các đề án phô biên, giáo dục pháp luật; một số thành viên chưa phát huy hết trách nhiệm. Sự chủ động, tích cực hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động của công tác phô biên, giáo dục pháp luật, nhất là thực hiện các Đề án chưa cao…

       Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời tới cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và phân công cụ thể của các ngành liên quan đến công tác tuyên truyền, các cấp, ngành cần xem công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng quan trọng trong việc góp phần ổn định an ninh trật tự, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, hạn chế tình trạng khiếu nại vượt cấp, tranh chấp kéo dài. Cần chuẩn bị tốt nội dung, định hướng nội dung tuyên truyên phù hợp với các đợt cao điểm và phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Nội dung triển khai hoạt động cần được xây dựng thường xuyên, thực chất, hiệu quả cao.

       Cần lựa chọn các hình thức thích hợp để phổ biến về pháp luật trong các lĩnh vực đang được nhân dân quan tâm như thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; xử lý vi phạm hành chính; giải quyêt các tranh chấp đât đai; giải quyêt khiếu nại tố cáo... Lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật với các hoạt động sinh hoạt văn hóa, chính trị ở địa phương; Cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông qua đó kiểm tra phát hiện và có sự điều chỉnh kịp thời về cơ chế phối hợp, nội dung cũng như hình thức tuỵên truyên để nhân rộng các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả, điển hình; Tổ chức tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên là già làng, chức sắc tôn giáo, trưởng tộc, dòng họ, người có uy tín,... nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân.

       Nghiên cứu, đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến đáp ứng nhu cầu thông tin trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể và khả năng tiếp cận của từng đối tượng, từng vùng như tọa đàm, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật đến các đối tượng là nhân dân trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong từng thời kỳ, phải lồng ghép một cách khoa học nhằm mang lại hiệu quả cao, từ đó tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận pháp luật một cách thuận lợi, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, kết hợp xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật. Phát huy có hiệu quả hệ thống phát thanh nội bộ, các pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền./.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT