Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • /
  • 29.11.2012 - 14:58

Công tác phòng, chống ma tuý (PCMT) là lĩnh vực khó khăn và phức tạp; số người sử dụng các loại ma tuý tổng hợp, tân dược gây nghiện và ma tuý mới có xu hướng ngày càng tăng.

             Tội phạm ma tuý ngày càng tinh vi và nguy hiểm; tác hại cuả ma tuý vô cùng to lớn. Tác động cuả tội phạm ma tuý ở khu vực vào trong nước rất lớn; diễn biến tội phạm về ma tuý ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng còn phức tạp. Để thực hiện có hiệu quả về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống và kiểm soát ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đặt ra mục tiêu phải đạt được, nhằm kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma tuý góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm, UBND tỉnh Bình Thuận xây dựng Chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma tuý đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2020 là:

 Giảm ít nhất 30% số người nghiện ma tuý so với thời điểm hiện nay; 70% số xã, phường, thị trấn và 95% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma tuý. Quản lý chặt chẽ địa bàn, 100% số người nghiện ma tuý được phát hiện lập hồ sơ quản lý và được giúp đỡ điều trị, cai nghiện, học nghề; giảm từ 10% đến 15% tỷ lệ tái nghiện. Nâng cao hiệu quả phát hiện, triệt phá các đường dây, tổ chức mua bán, tàng trữ và sử dụng ma tuý trái phép; xoá bỏ các tụ điểm phức tạp về ma tuý. Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, từng bước giảm số xã, phường, thị trấn, khu phố có ma tuý.

Chỉ đạo quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh triệt phá, xử lý tội phạm và tệ nạn ma tuý. Phấn đấu đến năm 2030 giảm ít nhất trên 50% người nghiện và 20% tỷ lệ tái nghiện so với hiện nay; 75% xã, phường, thị trấn và 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trường học không có tệ nạn ma tuý. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ phòng, chống tội phạm ma tuý từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường phối hợp các lực lượng vũ trang trong PCMT; đầu tư kinh phí để triển khai thực hiện tốt chiến lược phòng chống và kiểm soát ma tuý.

Phát huy vai trò của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCMT. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện công tác PCMT ở từng ngành, từng cấp, nhất là cấp cơ sở; phối kết hợp giữa các ngành, mặt trận, các đoàn thể, sức mạnh cộng đồng trong phòng, chống và kiểm soát ma tuý; khuyến khích sự tham gia ủng hộ tích cực của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.

Nhân rộng các điển hình về phòng, chống tội phạm và PCMT, bảo đảm an toàn trật tự ở các địa bàn trọng điểm, gắn với đầy mạnh “Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm và tệ nạn ma tuý". Kết hợp với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; bảo đảm chế độ chính sách đặc thù cho cán bộ làm công tác phòng, chống tội phạm ma tuý và khen thưởng đối với những người phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma tuý.

Kiện toàn BCĐ và bộ phận giúp việc cho BCĐ phòng, chống tội phạm và PCMT ở các sở, ban, ngành và cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường năng lực hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên, cộng  tác viên tuyên truyền PCMT. Mở rộng ứng dụng khoa học, nhất là công nghệ tông tin trong quản lý nhà nước về phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Coi trọng công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp cơ bản có tính lâu dài, đặc biệt là cơ quan truyền thông đại chúng. Lồng ghép tuyên truyền, giáo dục PCMT với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, toạ đàm, thể dục, thể thao, làm cho thanh thiếu niên có sân chơi lành mạnh, không để phát sinh tệ nạn ma tuý. Phát huy toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tôi phạm ma tuý, nhất là địa bàn trọng điểm; xoá các tụ điểm phức tạp về ma tuý, nâng cao hiệu quả phối hợp của các lực lượng chức năng về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tiền chất ma tuý, nhất là các loại thuốc tân dược gây nghiện, chất hướng thần…Đa dạng các mô hình cai nghiện, chữa trị cho người nghiện và quản lý sau cai nghiện.

Cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát lực lượng chuyên trách PCMT; các ngành, các cấp phát huy vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác PCMT. Đầu tư nâng cấp Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội tỉnh đưa vào sử dụng trước năm 2015. Quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ công tác PCMT bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng quy định.                                                  

                                                         Lê Thế Sơn


  • |
  • 765
  • |

Các tin khác