Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

  • /
  • 29.6.2012 - 13:54

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

               Đây là một nội dung quan trọng trong sinh hoạt Đảng các cấp và sự tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ, đảng viên.

Nội dung trách nhiệm có 7 nhóm vấn đề: Tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống, tác phong; tự phê bình, phê bình; quan hệ với nhân dân dân; trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật; đoàn kết nội bộ.

Theo Quy định này, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác của mình và báo cáo với chi bộ, cấp ủy để được góp ý, giúp đỡ, giám sát, tạo điều kiện thực hiện. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm.

Từ trước đến nay, các chi bộ đều tiến hành kiểm điểm nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên, nhưng nội dung, cách làm đơn giản và có nội dung chưa sâu sát; tác dụng, hiệu quả chưa cao, còn nhiều hạn chế. Nội dung nêu gương của Quy định này chặt chẽ, đầy đủ hơn, các các cấp ủy, tổ chức đảng cần cụ thể hóa các nội dung nêu gương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương và của các đối tượng đảng viên.

Hằng năm, các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành đánh giá, sơ kết việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Quy định số 55-QĐ/TW cuả Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW cuả Uỷ ban kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra cuả tổ chức Đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cuả cán bộ, đảng viên. Trong triển khai thực hiện cần biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác; phê phán, ngăn ngừa, cảnh báo, xử lý nghiêm tổ chức và cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định này.

Nêu gương là phương pháp, là hình thức và là biện pháp giáo dục con người có hiệu quả cao mà sinh thời được Chủ tịch Hổ Chí Minh hết sức rất coi trọng. Bác cổ vũ báo chí nêu gương người tốt việc tốt, theo dõi mục này trên các báo và gửi tặng huy hiệu của Người cho những tấm gương tiêu biểu. Đến năm 1968, Bác có ý kiến về việc xuất bản loại sách người tốt việc tốt: “Lấy gương người tốt việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.

Quy định này của Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò trách nhiệm và nêu gương cuả người cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp; cán bộ có chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu, đi đầu trong đấu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung cuả Đảng, cuả dân tộc và cuả nhân dân trong mọi lĩnh vực cuả đời sống xã hội, gần gủi, gắn bó máu thịt với nhân dân một cách tự nguyện, tự giác, trước hết là trong cơ quan, đơn vị và địa phương nơi cư trú. Đồng thời mạnh dạn đấu tranh tự phê bình và phê bình một cách tự giác để mọi người noi theo, xây dựng được một lực lượng người tốt, việc tốt ngày càng dồi trong Đảng làm những ngọn cờ “đảng viên đi trước làng nước theo sau”, cổ vũ mọi người cùng tiến bộ, vươn lên.

                                                            Lê Thế Sơn


  • |
  • 1654
  • |

Các tin khác