Trữ lượng dầu khí – nguyên nhân chính của mọi tranh chấp ở Biển Đông

  • /
  • 1.3.2012 - 16:46

Báo mạng của tạp chí Học giả Ngoại giao (Nhật Bản) ngày 4/2 đăng bài tựa đề “Bắc Kinh đã đánh cược sai ở Biển Đông”.

Bài báo cho rằng Trung Quốc dự đoán rằng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông đủ để thế giới sử dụng trong nhiều năm. Nhưng dường như Bắc Kinh đã phán đoán sai. Nguyên nhân chính để Trung Quốc đánh cược gấp đôi ở Biển Đông là muốn giành được nguồn tài nguyên dầu khí ở đây. Để thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước thành cường quốc công nghiệp hóa, Trung Quốc đang thiết lập một hệ thống cung cấp năng lượng tổng hợp và hoàn chỉnh, nhằm hạn chế rủi ro từ bất kỳ nguồn cung cấp đơn lẻ nào.

Theo Bắc Kinh, Biển Đông có nguồn năng lượng an toàn hơn có thể đảm bảo cho Trung Quốc duy trì thịnh vượng. Tuy nhiên, kế hoạch này của Trung Quốc có thể có khiếm khuyết. Các kết quả dự báo về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông rất khác nhau. Theo tính toán của Cục thăm dò địa chất Mỹ thì trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 28 tỷ thùng, nhưng số liệu của Chính phủ Trung Quốc đưa ra là gần 200 tỷ thùng. Đa số các nhà phân tích cho rằng, số liệu của Trung Quốc là quá lạc quan.

Trung Quốc đã bỏ qua viễn cảnh phát triển của kỹ thuật và thị trường năng lượng. Việc sử dụng năng lượng thay thế ở quy mô lớn sẽ thay đổi giá trị chiến lược của nguồn năng lượng ở Biển Đông. Nếu như việc sản xuất năng lượng thay thế tiếp tục phát triển nhanh thì trong 10 năm tới có thể sẽ được cung cấp ra thị trường và giá cả cũng không khác biệt lắm so với dầu khí. Một vấn đề quan trọng hơn là, giá thành khai thác dầu khí nước sâu cao gấp 4 lần so với dầu khí khai thác thông thường ở khu vực Trung Đông. Như vậy, giá thành dầu khí khai thác ở vùng nước sâu Biển Đông sẽ cao hơn nhiều năng lượng sinh học, thậm chí là cao hơn cả những năng lượng gây ô nhiễm nghiêm trọng như than đá, khí thiên nhiên.

Nếu như xu thế trên tiếp tục phát triển và Biển Đông được chứng minh là “thùng rỗng”, thì những nỗ lực của Bắc Kinh sẽ là vô ích, một sự đặt cược sai. Mỹ có cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này.

                                                        Dương Tự (Tổng hợp từ  “Học giả ngoại giao” và “Thời báo Hoàn cầu”)


  • |
  • 707
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT