Sáu mươi năm Hiệp định Giơnevơ (ngày 21/7/1954 - 21/7/2014)

         Để đất nước có được thống nhất như ngày hôm nay, trong chiều sâu lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã phải kinh qua nhiều cuộc chiến, trong đó có những cuộc chiến trên bàn ngoại giao.

           Hội nghị Giơnevơ là một trong hai cuộc đàm phán dai dẳng, khó khăn nhất và gay cấn nhất của dân tộc ta (sau này có Hiệp địng Pari về Việt Nam-1973), không chỉ trong thế kỷ hai mươi mà còn là suốt chiếu dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

          Đây là cuộc chiến đấu không chỉ dựa vào sức ép quân sự, chính trị của các bên mà còn phụ thuộc vào tinh thần sắt đá, thông minh và thao lược của các nhà ngoại giao Việt Nam.

           Hội nghị Giơnevơ, chúng ta đối mặt với tinh thần ngạo mạn của chủ nghĩa thực dân, nhưng với ý chí của minh, với tinh thần bất khuất, không chịu nô lệ, kiên định mục tiêu, vừa là nguyên tắc cao nhất của đối ngoại; với mưu lược, lẻ phải, lý luận của cái thiện, cái chính nghĩa, bao trùm tất cả là ý chí thống nhất, khát vọng độc lập tự do, chúng ta buộc kẻ thù phải ngồi vào bàn đàm phán, phải chấp nhận ký vào bản Hiệp định lịch sử Giơnevơ 1954.

            Hiệp định Giơnevơ với sự tham gia của 9 bên đàm phán (Anh, Mỹ, Liên xô, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia), là một trong chín bên tham gia, tại hội nghị này phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa nêu lên lập trường 8 điểm (Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia; ký Hiệp định rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Lào, Campuhia và thỏa thuận về nơi đóng quân trong khu vực hạn chế; tổ chức tổng tuyển cử trong 3 nước và thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước; Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia xem xét tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện gia nhập đó; Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Lào, Campuchia thừa nhận các quyền lợi kinh tế - văn hóa của nước Pháp trong ba nước, sau khi chính phủ mới được thành lập; quan hệ kinh tế-văn hóa được giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; hai bên không truy tố các đối tượng đã hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh; trao trả tù binh; các biện pháp trên được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự, Pháp và ba nước Đông Dương sẽ ký những hiệp định về từng nước, trong đó bảo đảm ngừng bắn trên toàn Đông Dương, điều chỉnh lãnh thổ và khu vực mà các bên chiếm giữ. Ngừng việc đưa bộ đội mới, vũ khí và đạn dược vào Đông Dương. Thiết lập hệ thống kiểm soát có các bên tham chiến tham gia.

          Về phía Pháp có lập trường 9 điểm, trong đó có 4 điểm của Lào và Campuchia. Mỹ, Anh đưa ra 7 điều kiện cho giải pháp về Đông Dương.

           Hiệp định Giơnevơ thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Việt Nam là  một trong 9 chín nước tham gia đàm phán Hiệp định, trong bối cảnh đó Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng chưa thật sự hiểu về ta nhiều, tương quan lực lượng khó khăn, đặc biệt lợi ích của các nước lớn tham gia ký hiệp định Giơnevơ chi phối. Hội nghị diễn ra 75 ngày, kết quả ta giành được thắng lợi. Đây là thắng lợi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đồng thời cũng là thắng lợi của phong trào bảo vệ hòa bình thế giới.

            Thắng lợi to lớn đó là kết quả của 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ của nhân dân ta từ Bắc đến Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ Việt Nam; kết quả của cuộc kháng chiến anh dũng kề vai sát cánh bên nhau của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, của phong trào giải phóng dân tộc, kiên quyết đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh bẩn thỉu ở Đông Dương của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, đặc biệt là nhân dân liên Xô, Trung Quốc đã đồng tình, nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.

           Sáu mươi năm đã trôi qua, bài học trên bàn đàm phán ngoại giao mềm dẻo sách lược, kiên định nục tiêu, nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ trong đối ngoại, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nắm thời cơ phản công, kết hợp ngoại giao với chiến thắng trên chiến trường luôn giữ nguyên gia trị lịch sử và thời đại.

 (Trong bài có sừ dụng nguồn từ những cuộc thương lượng lịch sử thời đại Hồ Chí Minh- năm 2008).


Các tin khác