Tuy nhiên, một số cấp uỷ, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục; phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn lúng túng; vẫn còn một bộ phận dân cư chưa coi trọng việc học tập của các em, tỷ lệ học sinh yếu, nguy cơ bỏ học ở một số nơi còn cao; chất lượng phổ cập giáo dục chưa đều giữa các vùng, địa phương; chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nói trên và tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:
1. Toàn Đảng bộ tiếp tục quán triệt sâu kỹ, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã xác định trong Chỉ thị số 10CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kế hoạch số 94-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW gắn với tăng cường tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự quản lý của nhà nước, sự phối hợp liên ngành trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, gắn với tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Kịp thời củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
3. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, nhất là phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; tăng tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi vào học các lớp mẫu giáo. Có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống trường, lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia; trước mắt, tiến hành rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông phù hợp với quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh.
4. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, nâng cao nền nếp, trật tự, kỷ cương trong nhà trường; có biện pháp quyết liệt giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tình trạng xâm hại học sinh, nhất là đối với học sinh nữ và tại các cơ sở giáo dục mầm non. Chú trọng các biện pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
5. Đẩy mạnh thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đánh giá kết quả thực hiện công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 14/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học và các cơ sở đào tạo nghề.
7. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập suốt đời. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá công tác phổ cập giáo dục.
8. Tăng cường tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Rà soát việc thực hiện Kế hoạch số 5881/KH-UBND, ngày 15/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
9. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với giáo viên. Nâng cao chất lượng Khoa Sư phạm - Trường Cao đẳng Cộng đồng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Rà soát các chế độ, chính sách đối với giáo viên, kịp thời đề xuất, kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương bổ sung, sửa đổi những bất cập hiện nay; thực hiện tốt chính sách tôn vinh các nhà giáo, nhất là những nhà giáo có nhiều thành tích, công tác lâu năm trong ngành giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn.
10. Đổi mới chính sách tài chính, từng bước thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục. Tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với các loại hình trường; bố trí ngân sách thỏa đáng để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.